Các quan hệ trao đổi mua bán con giống ở chợ Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Các quan hệ trao đổi mua bán con giống ở chợ Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chợ Lộc Bình là chợ con giống truyền thống ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc, nằm trên quốc lộ 4D thuộc thị trấn Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đây là một chợ phiên truyền thống có lịch sử hình thành lâu đời, có quan hệ, trao đổi chặt chẽ với hệ thống chợ trong vùng và với nước láng giềng Trung Quốc.

    Lịch sử hình thành chợ Lộc Bình

     

    Theo lời kể của các bậc cao niên ở thị trấn Lộc Bình, chợ Lộc Bình có từ trước thời Pháp thuộc, chợ họp bên bờ sông Kỳ Cùng. Trước năm 1979, số lượng người Hoa buôn bán trong chợ khá đông, chợ trở thành đầu mối cung cấp, trung chuyển hàng hóa nông-lâm-thổ sản, con giống giữa vùng miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng của Việt Nam và các địa phương của tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Từ năm 1979 đến năm 1990 chợ Lộc Bình chuyển về họp ở gần khu phố nhà thờ, vẫn thuộc thị trấn Lộc Bình. Từ 1991 đến nay, chợ chuyển về họp tại vị trí cũ, tại khu phố Bờ sông, bên bờ sông Kỳ Cùng.

     

    Hiện nay, dọc hai bên đường khu phố Bờ sông trước cổng chợ Lộc Bình vẫn còn sót lại những ngôi nhà cổ với lối kiến trúc kiểu Pháp và một số ngôi nhà kiến trúc của người Hoa đến tận bây giờ. Bên cạnh đó, trước cổng chợ Lộc Bình cũ có hai cây dã hương cổ có tuổi đời khoảng 250-270 tuổi, được trồng trước cổng chợ để làm nơi buộc ngựa và nghỉ chân của người đến chợ trước đây.

     

    Năm 2011, chợ được xây dựng lại trên nền đất chợ cũ, do doanh nghiệp tư nhân đứng ra quản lý, tuy nhiên, người buôn bán trong vùng vẫn giữ thói quen cũ thường tập trung buôn bán ở các ngả đường khu phố Bờ sông dài hàng km. Mặt hàng chủ yếu là sản vật do người dân địa phương tự sản xuất được, một số mặt hàng được mua từ chợ Ái Điểm (Trung Quốc) cách chợ Lộc Bình 15km về bán buôn.

     

    Lộc Bình có đường Quốc lộ 4B đi qua địa bàn huyện với chiều dài 27,5km, nối liền Lạng Sơn với Quảng Ninh; các tuyến đường tỉnh lộ trên địa bàn gồm 5 tuyến với tổng chiều dài trên 115km nối liền huyện với các huyện lân cận; đặc biệt có tuyến đường tỉnh ĐT.236 (Lộc Bình – Chi Ma) dài 15km nối liền trung tâm hành chính của huyện với Khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma, thông thương hàng hóa với huyện Ninh Minh và khu kinh tế cửa khẩu Ái Điểm (Trung Quốc).

     

    Hệ thống đường huyện với 8 tuyến có tổng chiều dài 134km và hệ thống đường xã gồm 104 tuyến với tổng chiều dài 365,8km, cùng với hệ thống đường Quốc lộ, đường tỉnh đã tạo thành một mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho việc giao lưu, trao đổi, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận.

     

    Lịch họp chợ truyền thống

     

    Chợ Lộc Bình họp một tháng 6 phiên vào các ngày mồng 1, 6, 11,16, 21, 26 âm lịch hàng tháng. Từ năm 1990 đến nay, chợ Lộc Bình họp hàng ngày phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá tiêu dùng của cư dân trong huyện. Vào những ngày phiên chợ chính truyền thống (các ngày mồng 1, 6) người dân trong vùng vẫn duy trì việc mua bán, trao đổi nông-lâm-thổ sản và con giống.

     

    Cấu trúc chợ Lộc Bình

    Hiện nay, chợ Lộc Bình được xây dựng kiên cố, toàn bộ mặt chợ được lát bê tông, có khu vệ sinh và các bể chứa nước. Chợ có tổng diện tích là 6.000m2, trong đó diện tích xây dựng là 4.600m2 và diện tích sử dụng là 3.800m2.

     

    Cấu trúc chợ Lộc Bình chia làm 2 phần, gồm 4 khu vực (A, B, C, D), phân cách bằng các con đường nhỏ, được xây dựng kiên cố và có mái che. Các ngành hàng tại khu A1, A2, B, C phân bố trên một mặt bằng duy nhất, tuy nhiên, tầng 2 khu B được khai thác làm khu vui chơi cho trẻ em và một phần làm trụ sở Ban quản lý chợ Lộc Bình. Các dãy nhà đều được xây dựng, đổ móng kiên cố, mái lợp tôn, cao trên 5m, 3/4 khu kinh doanh được xây kín, thành những dãy nhà riêng biệt, chỉ còn khu hàng gia súc gia cầm có nền đổ bằng bê tông, be bờ tường xung quanh và lợp mái tôn. Phần còn lại của khu A gồm các hàng ăn, gian hàng ki-ốt ngoài trời cho người bán hàng không chuyên nghiệp và chuyên nghiệp.

     

    Đặc trưng hàng hóa truyền thống ở chợ

     

    Khu bán con giống, gia súc, gia cầm là bộ phận cấu thành không thể thiếu ở chợ vùng cao. Tại chợ Lộc Bình trong quy hoạch có khu bán gia súc, gia cầm khá rộng, chiếm 50% diện tích bán kiên cố ở chợ Lộc Bình. Khu bán hàng gia súc, gia cầm được quy hoạch riêng thành một vùng, với diện tích khoảng 2.300m2, trong đó, chia thành khu vực bán gia cầm và gia súc ở những khu vực riêng biệt.

     

    Nguồn gốc các mặt hàng gia súc, gia cầm ở chợ Lộc Bình rất phong phú. Một lượng lớn con giống được đưa đến đây từ Trung Quốc, qua cửa khẩu Chi Ma do người Tày, Nùng ở thị trấn Lộc Bình nhập về với số lượng lớn, giao cho các đại lý và người bán hàng trong chợ Lộc Bình bán vào dịp chợ phiên. Nguồn con giống cũng từ Trung Quốc về qua cửa khẩu Tân Thanh, nguồn này do phụ nữ Tày, Nùng sang lấy và bán trực tiếp tại chợ Lộc Bình. Nguồn thứ ba, nhập từ miền xuôi, do người Việt Nam buôn bán người nhập về hoặc một số nguồn hàng từ các huyện và các vùng lân cận chuyển sang. Đặc biệt, ở chợ Lộc Bình còn có một số loại con giống do người Tày, Nùng ở địa phương trực tiếp nhân giống để giữ nguồn giống truyền thống. Giống lợn khoang đen ở Lộc Bình là giống lợn được người Tày, Nùng duy trì, bảo tồn nguồn giống, trở thành giống lợn đặc sản tại địa phương.

     

    Bên cạnh đó, các loại con giống như vịt, gà, lợn, trâu bò ở các chợ thuộc tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội mang đến trao đổi, mua bán. Ở chợ Lộc Bình, lợn khoang đen và gà đen là sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của các tộc người Tày, Nùng trong vùng. Các sản phẩm đặc trưng này được những người buôn chuyến chuyển về bán tại các chợ thuộc các tỉnh đồng bằng như Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng,…

     

    Quan hệ mua và bán con giống với các chợ trong vùng Đông Bắc

     

    Chợ Lộc Bình nằm ở trung tâm huyện, có vị trí địa lý thuận tiện trong việc thông thương với huyện Đình Lập, huyện Cao Lộc và giao thương với khu kinh tế Ái Điểm thuộc huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) thông qua hệ thống đường bộ từ các tỉnh miền xuôi lên và ngược lại. Chợ Lộc Bình trở thành điểm tập kết các mặt hàng con giống (gia súc, gia cầm) từ miền xuôi lên trao đổi với người dân trong vùng và nhập từ bên kia biên giới. Ngược lại, hàng hoá từ chợ Lộc Bình như nông-lâm-thổ sản và hàng điện tử, đồ gia dụng khác, đặc biệt là hạt giống và cây con giống được vận chuyển về các chợ trong vùng và chợ miền xuôi.

     

    Ở chợ Lộc Bình có khoảng 80 hộ là người Tày, Nùng tại địa phương bán giống gà, lợn khoang đen ở những khu vực bán hàng cố định ở khu hàng gia súc, gia cầm, ngoài phiên chợ chính, các chủ hàng này mang hàng đi bán tại các chợ: Na Dương, Cao Lộc và Đình Lập.

     

    Sự kết nối giữa các tộc người ở chợ Lộc Bình với các chợ trong vùng khá chặt chẽ, nhất là về hàng hoá, trong đó, người Tày chuyên bán giống gà đen, vịt; người Nùng chuyên bán giống lợn khoang đen. Dòng người đến chợ thường là người dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, Kinh. Họ đến chợ, ngoài mua bán những nhu yếu phẩm cần thiết, còn bán những hàng nông-lâm-thổ sản và các loại rau, hoa quả khác.

     

    Quan hệ mua và bán giữa chợ Lộc Bình với các địa phương trong tỉnh

     

    Chợ Lộc Bình có nguồn hàng con giống (gà, lợn khoang đen) địa phương khá dồi dào và phong phú, thậm chí, nguồn hàng hóa từ đây có thể tỏa đi khắp các chợ trong tỉnh. Đây là điểm tập kết hàng hóa từ bên kia biên giới sang để phân phối đi các tỉnh trong cả nước, đồng thời là nơi tiếp nhận hàng hóa từ vùng đồng bằng, vùng trung du qua các thương nhân, lái buôn, mối để đáp ứng nhu cầu của dân cư trong vùng và các vùng lân cận.

     

    Quan hệ mua và bán với các địa phương và dân tộc ở Trung Quốc 

     

    Từ khi mở cửa biên giới và kinh tế biên mậu phát triển, các loại con giống địa phương của người Tày, Nùng được thu mua bán sang chợ Ái Điểm, Trung Quốc. Một số mặt hàng như cây thuốc và gia cầm được người tiểu thương Trung Quốc sang tận chợ Lộc Bình đặt hàng hoặc thu mua trực tiếp mang về bên kia biên giới.

     

    Bên cạnh đó, ở chợ Lộc Bình các giống gà như gà ri, già sống thiến, gà đen, lợn của các bản làng biên giới cho thịt ngon, thơm được người Trung Quốc ưa chuộng. Những mặt hàng này rất khó mua vì người buôn bán tại các chợ đã thu mua dọc đường hoặc nhanh chóng thu mua để bán sang Trung Quốc theo đơn đặt hàng từ trước. Theo lời kể của cô Bông, một người bán gà lâu năm ở chợ Lộc Bình kể lại, những người buôn gà thường đi từ 4h sáng vào các xã trong huyện mua trực tiếp của người dân rồi mang bán sang chợ bên Trung Quốc. Một số người có khách quen họ đặt trước rồi mua gom đủ số lượng thì chuyển sang.

     

    Kết luận

     

    Các loại hàng hóa nổi bật ở chợ thường mang tính địa phương và phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa lý và yếu tố tộc người. Những mặt hàng này phản ánh quá trình luân chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời cũng cho thấy những dòng chảy hàng hóa rất đặc trưng ở khu vực vùng biên. Ở chợ Lộc Bình lại cho thấy sự nổi bật của các loại con giống được sản xuất tại địa phương.

     

    TS. Tạ Thị Tâm

     Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.