[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bộ trưởng Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Thuỷ sản Đan Mạch, ngài Jacob Jensen, đang dẫn đầu một phái đoàn cấp cao tới thăm và làm việc tại Việt Nam từ 14-16/5/2024.
Cùng đi với Bộ trưởng là một đoàn các doanh nghiệp nông nghiệp và thực phẩm Đan Mạch, các công ty sở hữu công nghệ và know-how tiên tiến trong chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Mục tiêu của chuyến thăm này tập trung vào thúc đẩy đối thoại chính sách cấp cao với các đối tác Việt Nam về sản xuất thực phẩm bền vững và phát triển chuỗi cung ứng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên.
Việt Nam và Đan Mạch có quan hệ hợp tác song phương lâu dài và chặt chẽ trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Từ năm 2017, chương trình hợp tác giữa hai nước tập trung vào lĩnh vực an toàn thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chương trình cũng là một cấu thành quan trọng của thỏa thuận Đối tác Chiến lược Xanh được hai Thủ tướng Chính phủ khởi động vào tháng 11 năm ngoái, trong đó Việt Nam và Đan Mạch cam kết thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và tăng trưởng xanh, hỗ trợ Việt Nam xây dựng một nền kinh tế xanh và hoàn thành cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chương trình Hợp tác Ngành chiến lược về Thực phẩm (SSC Food) giữa Việt Nam và Đan Mạch do Cơ quan Thú y và Thực phẩm Đan Mạch (DVFA) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD) hợp tác thực hiện. Giai đoạn 1 của dự án tập trung vào việc cải thiện các điều kiện cơ bản để phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi thông qua việc nâng cao năng lực của cán bộ nhà nước và cải thiện khuôn khổ pháp lý về sử dụng thuốc thú y một cách thận trọng. Ở giai đoạn 2, diễn ra từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 4 năm 2024, chương trình hợp tác tập trung vào các lĩnh vực chính như nâng cao năng lực cán bộ địa phương trong toàn bộ các bước của chuỗi thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn, chống kháng kháng sinh (AMR), kiểm soát thức ăn chăn nuôi, truy xuất nguồn gốc và thu hồi thực phẩm không an toàn.
Bộ trưởng Jensen đã ký biên bản Ghi nhớ (MOU) với Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để gia hạn chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ
Trong chuyến thăm và làm việc này, Bộ Trưởng Jensen đã ký Biên bản Ghi nhớ (MOU) với Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để gia hạn chương trình hợp tác giữa hai chính phủ. Trong những năm tới, chương trình hợp tác sẽ tăng cường tập trung thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, hướng tới xây dựng một hệ thống thực phẩm bền vững hơn và có khả năng chống chịu các tác động bên ngoài hơn.
Bộ trưởng Jensen cho biết: “Trong quá trình thực hiện chuyển đổi xanh và sản xuất thực phẩm bền vững, Đan Mạch đã phát triển được các phương pháp và cách tiếp cận mạnh mẽ, sáng tạo cho toàn bộ chuỗi giá trị, giúp tăng năng suất sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm nhưng đồng thời cũng giảm thiểu tiêu thụ nước và năng lượng. Chúng tôi mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm này và truyền cảm hứng cho sự hợp tác sâu rộng hơn với các đối tác Việt Nam. Đồng thuận giữa hai Bộ chúng ta về chương trình hợp tác tiếp tới là minh chứng rõ ràng cho sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên, khi chúng ta không những có những nhu cầu và lợi ích chung mà quan trọng hơn là cùng chia sẻ mục tiêu và tầm nhìn chung: một hệ thống thực phẩm bền vững và có khả năng chống chịu mọi tác động từ bên ngoài.”
Hội đàm song phương giữa Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Thủy sản Đan Mạch
Trong chuyến thăm này, Bộ trưởng Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Thủy sản Đan Mạch cũng đã có bài phát biểu quan trọng tại hội thảo về Kháng thuốc kháng sinh (AMR) trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Kháng thuốc kháng sinh hiện nay là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng và sức khỏe con người. Do đó, đây là một nội dung quan trọng của Chương trình Hợp tác Ngành Chiến lược về Thực phẩm (SSC Food).
Bộ trưởng Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp và Thuỷ sản Đan Mạch, ngài Jacob Jensen tham dự hội thảo về Kháng thuốc kháng sinh (AMR) trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng, chuyến thăm cấp cao thứ hai của Đan Mạch chỉ trong vòng 2 tháng, còn có sự tham gia của một đoàn các công ty và nhà sản xuất Đan Mạch. Đây là các công ty và nhà sản xuất sở hữu các giải pháp hàng đầu thế giới về sản xuất và chế biến thực phẩm, lưu trữ, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên nông nghiệp và thực phẩm, kỹ thuật nước và thoát nước…
Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn đối với các công ty Đan Mạch trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện tại, Đan Mạch là một trong số các nước EU có mức xuất khẩu bình quân đầu người sang Việt Nam cao nhất. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm chiếm khoảng một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của Đan Mạch sang Việt Nam.
Bộ Trưởng Jensen cũng bổ sung: “Việt Nam đang trở thành một thị trường quan trọng và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư Đan Mạch. Mặc dù Việt Nam và Đan Mạch cách nhau rất xa về mặt địa lý nhưng chúng ta đều đang phải đối mặt với những thách thức giống nhau. Chúng ta cần phải tiếp tục hợp tác để sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và thông minh để nâng cao năng lực cạnh tranh và tính bền vững’.
Trong chuyến thăm miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Jensen sẽ đến Food Bank Việt Nam, một đối tác quan trọng trong lĩnh vực giảm thiểu thất thoát và lãng phí thực phẩm. Bộ trưởng cũng sẽ thăm một trang trại nuôi cá tra ở Tiền Giang và một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản ở Bến Tre, nơi các viện nghiên cứu và các công ty Việt Nam và Đan Mạch đang hợp tác tăng cường sử dụng công nghệ và các giải pháp xanh hướng tới sản xuất nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam.
Vào ngày cuối cùng của chuyến thăm, Bộ trưởng sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội thảo “Sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững: công nghệ tiên tiến của Đan Mạch và các cơ hội tài chính”. Hội thảo này sẽ là diễn đàn để kết nối và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm, công nghệ, tài chính và cơ hội kinh doanh giữa các cơ quan chức năng, nhà hoạch định chính sách địa phương, các lãnh đạo và quản lý ngành và các doanh nhân Đan Mạch và Việt Nam.
P.V
- Việt Nam li>
- kháng kháng sinh li>
- Đan Mạch li> ul>
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
Tin mới nhất
T3,08/10/2024
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất