Cẩm nang làm chuồng nuôi thỏ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Cẩm nang làm chuồng nuôi thỏ

    Máng cỏ của thỏ nên đặt phía ngoài chuồng để khi ăn, thỏ đứng bên trong rút từng cọng cỏ qua các khe hở của máng mà ăn dần cho đến lúc no nê. Ăn như vậy thức ăn đã sạch lại không hao tổn.

     

    Còn nếu đặt hẳn máng có trong chuồng thì thỏ vừa ăn vừa phá khiến hao phí cỏ. Nhiều con lý lắc còn tìm cách trèo vào máng cỏ, vừa ăn vừa tiểu tiện khiến cả máng cỏ bốc mùi khó chịu, chưa ăn tới thỏ đã vội chê.

    Cẩm nang làm chuồng nuôi thỏ

    Máng cỏ nên làm đủ rộng để chứa đủ lượng cỏ cho thỏ ăn no mỗi bữa. Điều này có nghĩa mỗi ngày ít lắm phải châm cỏ vào máng thêm vài ba lần (theo từng bữa ăn) mới đủ. Máng cỏ nên có chiều rộng khoảng 40cm cho ngăn chuồng chỉ nuôi một con thỏ lớn. Chuồng nuôi tập thể thì làm máng lớn hơn, hoặc đặt nhiều máng. Chiều cao của máng cỏ khoảng 30cm là vừa.

     

    Kiểu mẫu của máng cỏ thường dùng tôn hay ván đóng kín cả mặt ngoài và hai mặt hông (hình tam giác). Riêng mặt trong của máng tiếp giáp với vách chuồng thì đóng bằng các nẹp gỗ cỡ 1cm x 3cm đóng dọc hay ngang sau khi bào nhẵn cạnh, sao cho khoảng cách giữa hai thanh nẹp rộng khoảng 1,5cm, vừa đủ chỗ để thỏ rút từng cọng cỏ ra ăn dần …

     

    – Máng nước: thỏ uống nước khá nhiều, nhất là trong mùa nắng và vào giai đoạn nuôi con. Một ngày mỗi con thỏ lớn uống khoảng 500ml nước, nhiều khi còn phải châm thêm để thỏ uống cho thoả thích.

     

    Máng đựng nước có thể là một cái ca nhôm, hay một đồ vật bằng đất nung giống như cái bát nhang hoặc lon đựng sữa hộp, sữa bột … miễn sao vật đó vừa bền, vừa có đáy bằng và dung tích từ nửa lít nước trở lên mới tốt.
    Máng đựng nước uống cho thỏ nên làm móc treo vào thành chuồng hoặc dùng cây kẽm ràng lại cho vững, vì tính thỏ cũng lý lắc thích lật úp máng nên không còn nước để uống.

     

    – Hộc đựng thức ăn viên: Ngoài thức ăn chính là các thứ cỏ, lá ra, thỏ còn thích ăn các loại hạt ngũ cốc như lúa, gạo, bắp hột xay bể ra, và còn ăn cả thức ăn viên. Cách nuôi thỏ công nghiệp ngày nay, nhiều nơi cung cấp thức ăn viên cho thỏ như một thứ thức ăn chính. Lượng thức ăn cám viên hàng ngày có thể chiếm từ 5% đến 10% đối với trọng lượng cơ thể nhỏ.

     

    Thức ăn viên vốn đắt tiền hơn các loại rau cỏ nên nếu để thỏ làm đổ ra ngoài thật uổng phí. Ta có thể đóng những cái hộc bằng ván, hoặc dùng những thứ được dùng làm máng nước trên đây để đựng cho thỏ ăn cũng tiện. Tất nhiên cũng nên ràng chặt máng đựng thức ăn viên vào thành chuồng cho chắc ăn.

     

    – Ổ đẻ: Mỗi chuồng thỏ cái trong tuổi sinh sản phải đặt một cái ổ đẻ. Ổ để của thỏ có thể làm bằng nhiều thứ vật liệu như tôn, nhựa chẳng hạn, nhưng tốt nhất là đóng bằng ván (gỗ dầu) dày khoảng 2cm mới tốt. Ổ như vậy vừa đủ nặng, vừa đủ chắc bền, dù thỏ có cắn phá cũng sử dụng được bốn, năm năm! Những ổ làm bằng vật liệu nhẹ sẽ bị thỏ cắn phá hư hỏng trong thời gian ngắn, ngoài ra dễ bị … lật úp khi thỏ mẹ nhảy ra vào ổ, vì vậy phải ràng chặt vào đáy chuồng.

     

    Tuỳ vào vóc dáng của thỏ mẹ lớn nhỏ ra sao mà đóng ổ đẻ cho nó có kích cỡ tương ứng. Ví dụ thỏ mẹ cân nặng 4kg thì kích thước của ổ giống khoảng 40 x 25 x 20 (cm).

     

    Điều chúng tôi xin phép lưu ý các bạn ở đây là mặt đáy của ổ không nên đóng kín mà nên tạo nhiều kẽ hở nhỏ để nước tiểu thỏ con và cả thỏ mẹ có lối thoát ra ngoài hết. Đã có nhiều trường hợp cả lứa thỏ con bị chết cóng vì đáy ổ bị đọng cả vũng nước tiểu do đáy được đóng bằng miếng tôn hay ván nguyên.

     

    Chúng tôi xin kết lại bài viết bằng lợi ích của việc nuôi thỏ trong chuồng:

     

    Nuôi thỏ trong chuồng tuy tốn nhiều mặt bằng và tốn kém khá nhiều khi đầu tư vào chuồng trại, nhưng lại có nhiều điều lợi như sau:

     

    Dù nuôi số lượng nhiều, nhưng vẫn kiểm tra được sức khoẻ của từng con thỏ một không mấy khó khăn. Vì trong trại được chia ra nhiều khu vực, mỗi khu vực nuôi một loại thỏ khác nhau như: đực giống, cái hậu bị hay cái sinh sản, rồi thỏ con, thỏ thịt … mỗi ngăn chuồng đều được đánh số thứ tự, nhờ đó mà dễ theo dõi kỹ.

     

    Lúc nào cũng nắm chắc được số lượng đàn thỏ đang nuôi là bao nhiêu, trong đó bao nhiêu con là thỏ đực, cái.
    Phát giác đúng lúc thỏ cái đang kỳ động dục để cho phối giống kịp thời

     

    Đánh giá đúng mức năng suất sinh sản của từng con thỏ đực, cái giống cao hay thấp ra sao để tuỳ đó mà quyết định tiếp tục nuôi hay chuyển sang nuôi vỗ béo bán thịt

     

    Nắm rõ được lý lịch của từng cá thể nhỏ trưởng thành và từng ổ thỏ con để làm vừa lòng khách hàng vốn khó tính

     

    Kiểm soát được dễ dàng từng ổ thỏ con để nếu cần thì gởi nuôi vú

     

    Khi cần, bắt thỏ dễ dàng, vì thỏ nằm trong chuồng còn mong chạy đi đâu?

     

    Nguồn: Farmvina

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.