Nếu như mọi năm, các hộ, trang trại chăn nuôi đều tính toán, tận dụng thời điểm cuối năm để tăng đàn phục vụ nhu cầu của người dân thì năm nay việc vào đàn rất dè dặt.
Bà Kiệm (xã Yên Hà, Đông Anh, Hà Nội) bắt đầu nuôi gà từ tháng 9 để xuất chuồng đúng dịp cuối năm. Thời điểm này năm ngoái, đàn gà lên đến 1.400 con, năm nay giảm chỉ còn 70%, bởi vật tư đầu vào từ con giống, cám đến thuốc thú y đều tăng nên bà không dám nuôi nhiều.
“Chỉ ngại mỗi giá, còn bán thị trường bán cũng được chứ không khó. Giá cám cao, nhưng thịt gà không cao được. Bán thì dễ, nhưng giá không cao là mình không có lãi, nên không nuôi nhiều”, bà Mai Thị Kiệm, xã Yên Hà, Đông Anh, Hà Nội, chia sẻ.
Hiện giá thành chăn nuôi mỗi kg gà rơi vào khoảng 70.000 đồng, nhưng giá bán chỉ khoảng 75.000 đồng/kg khiến nhiều người e ngại khi vào đàn cho Tết Nguyên đán. Điều này khiến những cơ sở ấp trứng đã phải giảm 50% công suất.
“Năm nay giảm chỉ còn 5 – 6 vạn. Với thời điểm này, giá cám lên, xăng dầu lên, lãi suất ngân hàng lên nên tôi chưa biết thị trường như thế nào. Chúng tôi phải vừa làm, vừa theo dõi thị trường”, bà Ngô Thị Tuyến, Công ty Giống gia cầm Tiến Đạt, Đông Anh, Hà Nội, cho biết.
Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi tăng từ 10 – 15%, tuy nhiên ngành chăn nuôi vẫn đảm bảo đủ nguồn cung.
“Năm nay, sức tiêu dùng sẽ yếu hơn so với những năm trước dịch bệnh COVID-19. Còn về nguồn cung, với 531,7 triệu con gia cầm, chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ các sản phẩm chăn nuôi cho thông thường cũng như dịp Tết”, ông Tống Xuân Chinh, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhấn mạnh.
Để ngành chăn nuôi phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời để người nuôi có lãi, trong những tháng cuối năm, các trang trại cần tìm nguồn thức ăn sẵn có trong nước để hạ giá thành chăn nuôi, kiểm soát phòng chống dịch tốt, tránh tổn thất đầu con.
Chăn nuôi bền vững từ an toàn sinh học
Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp như con giống, cám, thuốc thú y đều tăng cao, để duy trì được đàn vật nuôi là sự cố gắng rất lớn của nông dân.
Bên cạnh những giải pháp tạm thời như tận dụng thức ăn từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp, tự phối trộn cám, chăn nuôi an toàn sinh học đóng vai trò rất quan trọng. Nếu thực hành tốt chăn nuôi an toàn sinh học sẽ giảm được nhiều chi phí sản xuất.
Trang trại nhà bà Ánh (xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) có hơn 4 vạn gà đẻ trứng. Tất cả đều được chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học. Gà được nuôi bằng đệm lót nên cứ 3 tháng mới phải dọn chuồng một lần. Phân khô, nền chuồng thoáng, môi trường sống sạch sẽ, khô ráo giúp đàn gà được bảo vệ trước các loại virus và dịch bệnh, nhờ đó tiết kiệm được một khoản tiền thuốc thú y.
“Nếu nó không ốm đau thì tính trung bình mỗi đầu con, chúng tôi tiết kiệm được 30 đồng, nhân chi phí lên như thế rất là nhiều..”, bà Chu Thị Ánh, xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, cho biết.
“Thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học sẽ giảm chi phí thuốc thú y, đảm bảo đầu con, tăng tỷ lệ ấp nở, đảm bảo sự sinh trưởng phát triển tốt của đàn vật nuôi”, bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho hay.
Còn tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, vùng chăn nuôi đầu tiên ở khu vực phía Bắc được cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh với bệnh cúm gia cầm và Newcastle, các tổ liên kết sả
“Cùng bảo nhau chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật được cơ quan chuyên môn hướng dẫn. Khi được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch, việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho người dân thuận lợi nên người dân rất hưởng ứng, ủng hộ”, ông Vũ Văn Tĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp huyện Yên Thế, Bắc Giang, thông tin.
Hiện cả nước có gần 3.800 cơ sở, vùng chăn nuôi được chứng nhận an toàn dịch bệnh. Việc nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học vừa là giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất trong bối cảnh giá vật tư đầu vào tăng cao, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi.
Ban Thời sự
VTV.VN
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
Tin mới nhất
T5,12/12/2024
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất