Chăn nuôi Hà Nội 6 tháng đầu năm 2022: Phát triển ổn định  - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Chăn nuôi Hà Nội 6 tháng đầu năm 2022: Phát triển ổn định 

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đầu năm 2022 thời tiết, khí hậu tiếp tục diến biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến dịch bệnh gia súc gia cầm; đại dịch Covid-19 ảnh hưởng chung đến các hoạt động xã hội… Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Hà Nội nhìn chung phát triển ổn định.

     

    Đó là thông tin được đề cập trong Hội nghị Kỷ niệm 72 năm thành lập ngành Thú y Việt Nam và sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022, do Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội tổ chức ngày 8/7/2022, tại Hà Nội.

     

    Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định

    Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

     

    Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội nhận định, đàn lợn đã dần hồi phục; sự phát triển ổn định của đàn trâu, bò; sự phát triển của đàn gia cầm. Giá cả các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi tăng và đảm bảo người chăn nuôi có lãi. Các hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn 6 tháng đầu năm khôi phục dần.

     

    Cụ thể, đàn trâu bò phát triển ổn định tổng trên toàn Thành phố 168.959 con tăng 6,8% so với năm 2021. Tổng đàn lợn trên địa bàn Thành phố 1.453.938 con tăng 7,84% so với năm 2021.  Tổng đàn gia cầm trên toàn Thành phố 38.102.684 con giảm so với năm 2021 là 4,27%. Đàn dê 15.507 con tăng 7,9%, đàn chó, mèo 438.390 con giảm 5% so với năm 2021.

     

    Số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn là 1.058 cơ sở, trong đó. Số cơ sở buôn bán thuốc thú y trên địa bàn là 646 cơ sở giảm 6,6 % so với năm 2021; 730 cơ sở, điểm, hộ giết mổ.  Các cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật là 390 cơ sở; 324 cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.

     

    Trong 6 tháng đầu năm, dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định với các bệnh Tai xanh lợn, Viêm da nổi cục trâu bò.

     

     Đối với bệnh ASF: Bệnh ASF phát sinh tiêu hủy tại 01 hộ cũ (ổ dịch phát sinh cuối năm 2021) của  xã Đông Sơn – huyện Chương Mỹ và phát sinh mới tại 02 hộ/02 thôn/02 xã/02 huyện (Hoài Đức và Thường Tín). Tổng số lợn tiêu hủy 17 con, trọng lượng 2.694kg. Ngày 15/6/2022 ổ dịch cuối cùng tại xã Dũng Tiến- huyện Thường tín dịch bệnh đã qua 21 ngày không phát sinh.

     

     Đối với bệnh Dại động vật: Ngày 01/02/2022 có 01 trường hợp (ông Trần Văn Xuyên trú tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh) bị chó nhà cắn và được tiêm kháng huyết thanh kịp thời.

     

     Đối với bệnh Cúm gia cầm: Đã xảy ra tại 08 hộ/06 thôn/03 xã/02 huyện (Ba Vì và Phúc Thọ). Tổng số gia cầm tiêu hủy là 16.179 con gia cầm. Ngày 25/4/2022, ổ dịch cuối cùng tại huyện Ba Vì đã qua 21 ngày không phát sinh.

     

    Đối với bệnh LMLM: Ngày 17/5/2022 phát sinh tại 01 hộ nuôi bò tại phường Long Biên, quận Long Biên. Số bò mắc bệnh là 09 con. Hiện nay, ổ dịch chưa qua 21 ngày, tiếp tục được theo dõi, giám sát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

     

     Đối với các bệnh thông thường xảy ra với tính chất lẻ tẻ, tỷ lệ ốm, chết thấp, tỷ lệ chữa khỏi cao, cụ thể: Đàn trâu bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, ngoại khoa, sản khoa, tiêu chảy, viêm phổi. Tỷ lệ ốm/tổng đàn: 2,42%. Tỷ lệ chết/ốm chiếm 0,88%. Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, tiêu chảy, ngoại khoa và các bệnh khác do thời tiết. Tỷ lệ ốm/tổng đàn: 2,31%. Tỷ lệ chết/ốm chiếm 6,02%. Đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh Newcatle, Tụ huyết trùng, Dịch tả vịt, Gumboro. Tỷ lệ ốm/tổng đàn: 0,64%. Tỷ lệ chết/ốm chiếm 8,86%.

     

    Tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố cơ bản ổn định với các bệnh Tai xanh lợn, Viêm da nổi cục trâu bò.

     

    Các ổ dịch xảy ra nhỏ lẻ, được phát hiện sớm, báo cáo kịp thời và xử lý nhanh gọn không để lây lan. Các ổ dịch xảy ra hầu hết trên đàn thương phẩm.

    Các cán bộ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội nhận bằng khen

     

    Có được kết quả một phần quan trọng do hoạt động của Chi cục Chăn nuôi và Thú y hiệu quả. Cụ thể, công tác tham mưu, cụ thể hóa các văn bản và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của phòng được thực hiện kịp thời, có hiệu quả.

     

    Các đơn vị trực thuộc chủ động tham mưu, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh đến tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi, vùng ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao; thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống, ứng phó với các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.

     

    Kết quả tiêm phòng các loại vắc xin 6 tháng đầu năm đều đạt kế hoạch giao. Đặc biệt huyện Thanh Trì tổ chức có hiệu quả cao công tác tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo.

     

    Công tác tiêm phòng; vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh; công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, An toàn thực phẩm được triển khai thực hiện có hiệu quả; các chốt Liên ngành thực hiện nghiêm chế độ trực chốt, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm của gia súc, gia cầm ra, vào địa bàn.Các công tác khác được thực hiện tốt theo kế hoạch.

     

    Còn nhiều khó khăn và hạn chế

     

    Nhìn nhận những hạn chế, tồn tại và khó khăn ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, nguy cơ tái phát dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên địa bàn Thành phố là rất cao do thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa là điều kiện thuận lợi để các loại mầm bệnh phát sinh, phát triển.

     

    Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao trong khi nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học, và chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm còn hạn chế.

     

    Các ổ dịch Cúm gia cầm hầu hết đều xảy ra trên đàn gia cầm thương phẩm, trong đó tổng đàn gia cầm thương phẩm trên địa bàn Thành phố chiếm tỷ lệ cao (gần 60% tổng đàn).

     

    Nhà thầu cung ứng vắc xin Dại chậm nên đã ảnh hưởng tới kế hoạch tiêm phòng vắc xin dại.

     

     Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia, bất ổn chính trị Nga – Ukraine đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là sản xuất thức ăn, hỗn hợp, đậm đặc;  trong đó thị trường nội địa cung cấp đáp ứng khoảng từ 15 – 20% so với nhu cầu sản xuất còn lại phải nhập từ nước ngoài. Do đó giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi tăng cao trên 30%. 

     

     Giá cả thị trường sản phẩm chăn nuôi, con giống biến động tùy từng thời điểm, không ổn định, gây khó khăn lớn cho người chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Vì thế thời điểm hiện tại các hộ chăn nuôi chưa chủ động trong công tác tái đàn do giá giống cao, thức ăn chăn nuôi cao, nguồn tiêu thụ chưa ổn định.

     

    Ý thức chấp hành của 1 số tổ chức, cá nhân trong hoạt động, sản xuất kinh doanh con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y còn hạn chế gây khó khăn cho công tác quản lý. Hoạt động buôn bán thuốc thú y online ngày càng phổ biến, không có địa điểm cố định, hoạt động chủ yếu trên mạng xã hội do vậy khó quản lý, nắm bắt tình hình. Chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ chiếm tỉ lệ cao, tình hình sử dụng thuốc thú y, vắc xin tràn lan, khó kiểm soát.

     

    Dự báo trong thời gian tới

     

    Thời gian tới công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh có nhiều khó khăn: Thời tiết khí hậu diến biến phức tạp, khó lường trực tiếp ảnh hưởng đến dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm, nhất là các bệnh nguy hiểm ( bệnh DTLCP, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, bệnh Cúm gia cầm…).

     

    Đặc biệt khi Thành ủy và UBND Thành phố đã có chủ trương, kế hoạch thí điểm hợp nhất 03 đơn vị cấp huyện (Trạm Chăn nuôi và Thú y, trạm Trồng trọt và BVTV, trạm Khuyến nông) thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND huyện quản lý. Đây thật sự là một khó khăn thách thức không nhỏ với Ngành Thú y để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.

     

    Ông Tạ Văn Tường, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội

     

    Phát biểu tại Hội nghị, ông Tạ Văn Tường, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội gửi lời chúc mừng trang trọng tới tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội nhân dịp 72 năm ngày Thú y Việt Nam. Thành quả của ngành Thú y như ngày hôm nay có dấu ấn vai trò của các cấp lãnh đạo, nguyên lãnh đạo và người lao động Chi cục các thời kì. Ngành Thú y Hà Nội đã làm tốt nhiệm vụ kiểm soát tốt dịch bệnh, giúp ngành chăn nuôi Thủ đô phát triển mạnh theo mô lớn, theo chuỗi giá trị, chú trọng vào công tác giống…

     

    6 tháng đầu năm, trong bối cảnh nhiều khó khăn, tập thể Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội đã vượt qua khó khăn để đạt thành tích nêu trên. Ông Tạ Văn Tường cũng nhận định, thực trạng vật tư đầu vào, hàng giả, hàng kém chất lượng hiện vẫn diễn biến hết sức phức tạp đòi hỏi Chi cục Chăn nuôi Thú y cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong tăng cường thanh kiểm tra để hạn chế tới mức tối đa. Cùng với đó, tăng cường chăn nuôi hữu cơ, tận dụng các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tại địa phương. Ngoài ra, chú trọng đến chăn nuôi các loại thú cảnh…

     

    Về công tác phòng, chống dịch bệnh, thời gian qua, các bệnh như tai xanh, viêm da nổi cục trâu bò, bệnh dại động vật, bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm, long móng đều cơ bản ổn định và được kiểm soát tốt.

     

                                                                                                                      Hà Ngân                                                                                                                         

    Hoạt động buôn bán thuốc thú y online ngày càng phổ biến, không có địa điểm cố định, hoạt động chủ yếu trên mạng xã hội do vậy khó quản lý, nắm bắt tình hình. Chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ chiếm tỉ lệ cao, tình hình sử dụng thuốc thú y, vắc xin tràn lan, khó kiểm soát.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.