Ô nhiễm môi trường trong ngành Chăn nuôi đang ngày càng trầm trọng khi phần nhiều nông dân không có biện pháp để xử lý chất thải mà xả trực tiếp ra môi trường. Nguồn chất thải vượt quá khả năng chịu tải của tự nhiên đã gây ô nhiễm đất đai và nguồn nước đến mức báo động, gây sức ép tới môi trường, đe dọa tác động trực tiếp tới cuộc sống của người dân.
Chất thải chăn nuôi đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống người dân. Ảnh: Bá Hoạt
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và đất
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cả nước hiện có khoảng 30 nghìn trang trại và 9 triệu hộ chăn nuôi, mỗi năm phát sinh khoảng 90 triệu tấn chất thải rắn (phân, lông, da); 50 triệu mét khối chất thải lỏng, nhưng mới có 60% được xử lý, còn lại đều xả trực tiếp ra môi trường. Trong khi đó, chất thải của vật nuôi chứa nhiều chất độc hại như nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, asen… gây ô nhiễm trực tiếp cho không khí, đất, nước mặt, nước ngầm…
Tại Hà Nội, những năm qua, thành phố đã quy hoạch các vùng chăn nuôi trọng điểm, xa khu dân cư để hạn chế ô nhiễm môi trường. Đến nay, trên địa bàn thành phố hình thành 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt; 4 vùng chăn nuôi lợn; 9 vùng chăn nuôi gia cầm với gần 2.000 trang trại. Tuy nhiên, chỉ có 14,3% trang trại thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; 3,2% chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải. Số còn lại có xử lý chất thải nhưng chủ yếu chỉ xây hầm biogas, ủ làm phân bón và một số ít sử dụng chế phẩm sinh học khác. Còn chăn nuôi nông hộ thì hầu như không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải nào mà xả thẳng vào hệ thống thoát nước.
Thực tế, môi trường xung quanh các khu chăn nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng đã gây khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt và tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân đánh giá, chất thải chăn nuôi xả ra ao hồ, kênh mương làm tắc nghẽn dòng chảy, bốc mùi, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai… nhưng các địa phương lúng túng trong xử lý. Nguyên nhân do phát triển chăn nuôi chưa thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường; các công trình xử lý chất thải ở trang trại không được đầu tư xây dựng đạt chuẩn trước khi đưa vào hoạt động.
Cùng quan điểm này, ông Tạ Văn Tường, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết: Nhìn chung, các trang trại chăn nuôi trước khi lập dự án đều có quy hoạch khu xử lý chất thải, nhưng do thiếu kinh phí nên đầu tư chắp vá, không đáp ứng sự tăng trưởng về số lượng vật nuôi khiến hệ thống xử lý chất thải quá tải, một số cơ sở lén lút xả trực tiếp ra môi trường. Cũng đã có nhiều trường hợp bị phạt với số tiền không nhỏ khi các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý, nhưng tình hình ít biến chuyển.
Quan tâm giải pháp cho cả hộ và trang trại
Theo ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ Cổ Đông (Sơn Tây), chăn nuôi quy mô lớn phải có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, nhưng do kinh phí đầu tư không nhỏ (khoảng 20 – 30 tỷ đồng) nên rất ít trang trại có khả năng làm được. Vì vậy, việc xử lý ô nhiễm vẫn “giẫm chân tại chỗ”. Cũng như nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, gia đình chị Nguyễn Thị Nga ở xã Thanh Mai (Thanh Oai) nuôi 5 con lợn tại nhà và toàn bộ chất thải xả chung với hệ thống thoát nước của thôn. Chị Nga cho biết cũng nhận thức việc làm này gây ô nhiễm môi trường và đã khắc phục bằng sử dụng đệm lót sinh học nhưng vào mùa nóng vẫn bốc mùi hôi thối. Dù vậy, nhưng vì chăn nuôi là nguồn thu quan trọng của gia đình nên đành chịu cảnh sống chung với ô nhiễm.
Có thể nói, chăn nuôi nhỏ vẫn là sinh kế của hàng triệu hộ nông dân, việc khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn đang là bài toán khó. Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân cho rằng, đối với các cơ sở chăn nuôi lớn, địa phương cần rà soát lại quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện sinh thái, số lượng, chủng loại để không gây quá tải. Cũng cần có chính sách hỗ trợ nông hộ xử lý chất thải chăn nuôi quy mô nhỏ hiệu quả hơn như sử dụng biện pháp khí sinh học, kết hợp các công nghệ xử lý chất thải nhằm tạo điều kiện cho các nông hộ vừa tiếp tục chăn nuôi trong khu dân cư, bảo đảm các chỉ tiêu môi trường ở mức độ chấp nhận được.
Đặc biệt, những trang trại xây mới phải nằm trong quy hoạch và xa khu dân cư, phải có hồ sơ thiết kế, đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng. Khi vận hành, nếu không bảo đảm về môi trường, các ngành chức năng phải thẩm định lại dự án. Việc quy hoạch chăn nuôi và rà soát lại quy hoạch cần thực hiện theo định kỳ, thường xuyên. Bên cạnh đó, tăng cường ngân sách cho hoạt động điều tra, khảo sát về môi trường chăn nuôi, hỗ trợ một phần kinh phí khi xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho các cơ sở…
Tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của bảo vệ và xử lý môi trường trong chăn nuôi; yêu cầu 100% trang trại và hộ chăn nuôi ký cam kết bảo vệ môi trường cũng là những giải pháp quan trọng. “Một số địa phương có tốc độ phát triển mạnh, nhưng chưa có quỹ đất để quy hoạch vùng chăn nuôi xa khu dân cư. Đối với các nơi này, chính quyền địa phương cần quản lý chặt chẽ các hộ chăn nuôi trong khu dân cư, ngoài tuyên truyền, có chế tài xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường” – ông Hoàng Thanh Vân nêu ý kiến.
Ngọc Quỳnh
Nguồn: Hà Nội Mới
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- kỹ thuật chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- tình hình chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- thực phẩm hữu cơ li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- giá lợn hơi hôm nay li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- tin tức chăn nuôi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi gia súc li>
- vietgap li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà lôi li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi bò li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- truy xuất nguồn heo li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- giá thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
Tin mới nhất
T7,14/09/2024
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất