Vắc-xin nhược độc phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn (PRRS) là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu sản xuất vắc-xin nhược độc phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn (PRRS)” thuộc Dự án khoa học và công nghệ phát triển sản phẩm quốc gia “Công nghệ sản xuất vắc-xin phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn” do Học viện Nông nghiệp Việt Nam là cơ quan chủ trì.
Bệnh tai xanh hay hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome – PRRS) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của lợn mọi nòi giống, mọi lứa tuổi. Bệnh tai xanh do một loại virus (virus PRRS) gây ra, virus tấn công các tế bào đại thực bào dẫn đến hiện tượng suy giảm miễn dịch ở lợn, tạo điều kiện cho các virus, vi khuẩn gây bệnh khác tấn công. Bệnh tai xanh gây thiệt hại nặng nề đối với ngành chăn nuôi lợn. Đối với lợn nái, bệnh gây hậu quả nghiêm trọng như sẩy thai, lợn con sơ sinh yếu ớt, giảm số con sơ sinh/ổ, tình trạng bệnh kéo dài âm ỉ, rối loạn sinh sản, động dục kéo dài, chậm động dục trở lại. Đối với đực giống, số lượng tinh dịch giảm, chất lượng tinh dịch kém, ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai và chất lượng đàn con.
Virus PRRS có genome là một sợi đơn RNA, thành viên của họ Arteriviridae thuộc lớp Nidovirales. Dựa trên phân tích về cây phả hệ (phylogenetic tree) cho thấy các chủng PRRSV thuộc hai kiểu gen: Loại I là European genotype gồm virus thuộc dòng Châu Âu, đại diện là chủng Lelystad (LV) và loại II là Northern American genotype gồm những virus thuộc dòng Bắc Mỹ mà tiêu biểu là chủng virus Bắc Mỹ ATCC – VR2332. Các nghiên cứu về dịch tễ học phân tử cho thấy các chủng PRRSV rất khác nhau về kháng nguyên, độc lực và đa dạng về trình tự gen.
Những nghiên cứu chuyên sâu về cấu trúc virus PRRS và đáp ứng miễn dịch của cơ thể lợn mắc PRRS đã có những thành tựu đáng kể: Cấu trúc protein của virus, trình tự hệ gen hay thậm chí các epitop trên bề mặt virus cũng đã được xác định. Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và sản xuất các loại vắc-xin nhằm kiểm soát và phòng chống bệnh. Một số vắc-xin hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm các vắc-xin nhược độc như Progressis, Suvaxyn PRRS, Ingelvac PRRS KV, Suipravac PRRS, Amervac PRRS, Pyrsvac 183, Porcilis PRRS, Ingelvac PRRS MLV… Tuy nhiên, hiện tại những vắc-xin này vẫn không đáp ứng được yêu cầu về kiểm soát và phòng chống PRRS trên thế giới. Nhiều hướng nghiên cứu phát triển vắc-xin cũng được đề cập tới; Prieto và cộng sự (2010) đã nghiên cứu sản xuất vắc-xin dưới đơn vị GP5 (một loại epitop của PRRSV) hay nghiên cứu tổ hợp GP5 vào tế bào thực vật. Ngoài ra những nghiên cứu xung quanh việc cải tiến quy trình chế tạo vắc-xin cũng đã triển khai như nghiên cứu của William và cộng sự (2003) về so sánh hiệu quả của vắc-xin đơn chủng và vắc-xin đa chủng PRRS hay nghiên cứu của S.Deville và cộng sự (2011) về việc bổ sung 50% tá dược vào vắc-xin thay vì sử dụng vắc-xin với 100% thành phần là kháng nguyên. Mặc dù vậy, PRRS vẫn chưa được khống chế và ngành thú y các nước vẫn chưa có được vắc-xin chuẩn quốc tế để phòng chống PRRS cho đất nước mình.
Vì sự đa dạng về di truyền và tính kháng nguyên luôn thay đổi của các chủng virus tai xanh khác nhau đã và đang lưu hành và gây bệnh ngoài thực địa Việt Nam, nên việc đặt vấn đề nghiên cứu sản xuất vắc-xin nhược độc PRRS tại Việt Nam luôn là một hướng nghiên cứu mới có tính thời sự và thực tiễn. Vắc-xin là yếu tố quyết định trong công tác phòng chống dịch bệnh. Tuy nhiên nên sử dụng vắc-xin gì và sử dụng như thế nào để đem lại hiệu quả phòng chống dịch bệnh là vấn đề quan trọng. Như vậy, song song với việc thử nghiệm và khảo nghiệm các vắc-xin phòng PRRS trên thế giới nhằm tìm kiếm vắc-xin phù hợp cho Việt Nam, hướng nghiên cứu tự sản xuất vắc-xin nhược độc PRRS từ chính những chủng PRRSV đã và đang lưu hành tại Việt Nam là cần thiết và khả thi với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Khi chúng ta chủ động trong việc sản xuất vắc-xin thì việc khống chế dịch bệnh PRRS trở nên dễ dàng hơn.
Năm 2014, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chủ trì thực hiện Dự án khoa học và công nghệ: Công nghệ sản xuất vắc-xin phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn, trong đó đề tài KHCN “Nghiên cứu sản xuất vắc-xin nhược độc phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn (PRRS)” là một trong các nhiệm vụ thuộc Dự án. Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả chính sau:
Đã tạo được vắc-xin phòng hội chứng rối loạn hô hấp & sinh sản cho lợn (PRRS) đạt các tiêu chuẩn về vô trùng (100%), an toàn (100%) và hiệu lực (>80%); Xây dựng được quy trình và đã sản xuất được giống virus sản xuất cấp 1, cấp 2; Xác định được thời điểm thu hoạch thích hợp sau gây nhiễm virus; Xác định được phương pháp lưu giữ giống sản xuất cấp 1, cấp 2.
Xây dựng được quy trình và đã sản xuất được sinh khối virus trên hệ thống chai lăn để sản xuất vắc-xin; Đã xác định được hàm lượng virus tối ưu cho một liều vắc-xin. Xây dựng được quy trình đông khô vắc-xin với các quy cách 10 liều, 20 liều và 50 liều. Xây dựng thành công quy trình sử dụng vắc-xin cho các đối tượng lợn khác nhau và quy trình bảo quản vắc-xin tại cơ sở sản xuất, trong quá trình vận chuyển và tại cửa hàng hoặc cơ sở sử dụng vắc-xin; Quy trình kiểm nghiệm vắc-xin với các chỉ tiêu vô trùng thuần khiết, an toàn, hiệu lực.
Đề tài đã công bố 02 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và 01 bài báo trên tạp chí quốc tế trong danh mục ISI. Đề tài được Hội đồng tư vấn, nghiệm thu cấp quốc gia đánh giá cao các kết quả đạt được và đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục tối ưu quy trình sản xuất vắc-xin quy mô công nghiệp.
Một số hình ảnh thực hiện đề tài
Vắc-xin nhược độc phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản cho lợn (PRRS)
Biểu đồ thể hiện đáp ứng miễn dịch của lợn đối với virus PRRS
Hiệu giá kháng thể lô lợn con sau khi tiêm vắc-xin
Họp Hội đồng tư vấn, nghiệm thu cấp quốc gia
- bệnh ở lợn li>
- vắc xin li>
- hội chứng rối loạn hô hấp li>
- PRRS li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Đặc điểm, cấu tạo, hình thái sinh học, dịch tễ, sinh bệnh học, chẩn đoán ???. xin vui lòng gửi cho bạn nhé
thanks.