Chợ trâu Cán Cấu trong đời sống người H'mông ở miền núi phía bắc - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Chợ trâu Cán Cấu trong đời sống người H’mông ở miền núi phía bắc

    Chợ trâu: Chiến lược sinh kế di động của người Hmông

     

    Chợ Cán Cấu ở xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai là chợ buôn bán trâu lớn nhất tỉnh Lào Cai. Kết quả khảo sát thực tế vào tháng 12/2023 cho thấy, nguồn cung cấp trâu ở chợ Cán Cấu chủ yếu do người Hmông ở xã Cán Cấu và các xã trong huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương thuộc tỉnh Lào Cai chuyển đến. Đây là giống trâu địa phương, to, khỏe, thích hợp với khí hậu khô và lạnh ở miền núi. Giống trâu địa phương này không chỉ được cư dân trong vùng mua bán để chăn nuôi sinh sản mà còn là nguồn hàng rất ưa chuộng của thương nhân người Trung Quốc. Do nhu cầu từ phía Trung Quốc, bên cạnh nguồn cung cấp trâu tại địa phương, ở chợ Cán Cấu còn một lượng lớn trâu từ các tỉnh lân cận và đồng bằng vận chuyển đến như Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang…

     

    Hiện nay, trâu ở chợ Cán Cấu là giống trâu cũ bản địa, có đặc điểm khoẻ mạnh, lông dài và óng mượt, da đen bóng, thân dài, sừng ngắn và nhọn phục vụ cày bừa, làm giống hoặc bán thịt. Đặc biệt, một số trâu đực có trọng lượng từ 1,5-1,8 tạ với hình dáng to khỏe được những người buôn trâu chọi ở Đồ Sơn, Hải Phòng luôn săn lùng và trả giá cao gấp 2 lần so với trâu bán thịt… Ngoài ra, các thương lái người Hmông còn đến các khu vực biên giới thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, thậm chí cả An Giang, nơi giáp với các tỉnh Huaphanh, Hủa Păng, Xiengkhuang (Lào), tỉnh Ratanakiri, Kandal, Takeéo (Campuchia) để nhập trâu về bán cho các thương nhân Trung Quốc. Mỗi chuyến đi mua, các chủ trâu thường thu gom từ 30-40 con. Trâu nhập khẩu có đặc điểm da mỏng, lông mượt, trọng lượng gấp 1,5-2 lần so với trâu nuôi ở trong nước, giá rẻ hơn từ 20-30% so với trâu địa phương. Tuy nhiên, rủi ro từ nguồn trâu nhập này rất lớn, bởi trâu hay bị ngã nước, dịch bệnh.

     

    Ở thời điểm tháng 12/2023, mỗi phiên chợ Cán Cấu có từ 300-400 con trâu, được các thương lái từ các tỉnh trong cả nước vận chuyển bằng xe tải chuyên chở trâu có trọng tải từ 7-14 tấn, xe được thiết kế với kết cấu từ 2-3 sàn, có lắp bửng nâng phù hợp chuyên chở trâu, mỗi chuyến chở từ 30-40 con, giá 27-35 triệu đồng/con. Những chuyến hàng đường dài từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,… đến chợ Cán Cấu mất khoảng 3-4 ngày cả đi lẫn về, còn ở các tỉnh Hà Nội và lân cận thường chỉ mất khoảng 1,5-2 ngày. Mỗi chuyến hàng có 3-4 chủ trâu cùng đi một chuyến để giảm sức ép về nguồn vốn, tiết kiệm tiền cước xe và đảm bảo sự an toàn trong các chuyến buôn đường dài. Do quãng đường vận chuyển xa, lại dài ngày nên trâu không được chăm sóc cẩn thận, các lái trâu người Kinh qua mỗi trạm dừng nghỉ kiểm dịch thú y thường “chăm sóc” trâu bằng cách bơm nước vào bụng trâu nên trâu của người Kinh hay bị ngã nước, chết dọc đường, thậm chí nhiều lần bị ngã và trôi trên sông Chảy, trên đường vận chuyền về Vềnh Sáng (Trung Quốc), gây thiệt hại lớn cho các thương nhân Trung Quốc.

     

    Quan sát và nói chuyện với các chủ trâu ở chợ Cán Cấu vào một phiên chợ đầu tháng 3/2023 cho thấy, tại chợ có 7 thương nhân buôn trâu to và đẹp với giá trị từ 50-90 triệu đồng/con, có vốn kinh doanh từ 3 tỷ đồng trở lên, số tiền vốn này dùng để mua trâu và nguồn vốn được nhân lên theo thời gian. Theo lời kể của ông Tráng A Sỳ, người Hmông ở xã Cán Cấu cho biết, các thương lái người Hmông thường xuyên di chuyển tới các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,… để lựa chọn và nhập trâu từ Lào, Campuchia. Nhóm thương nhân này là những người có vốn lớn, đã buôn trâu nhiều năm, dày dặn kinh nghiệm trong lựa chọn trâu, thường xuyên di chuyển trong phạm vi địa lý rộng để tìm kiếm nguồn hàng với số lượng lớn và có mạng lưới quan hệ xã hội rộng rãi không chỉ trong vùng mà phạm vi cả nước mà cả với Lào, Campuchia, Trung Quốc.

     

    Ở chợ Cán Cấu có 40 người buôn ở quy mô này. Họ là những người thuộc thế hệ thứ nhất đi buôn trâu và một số ít là lớp thanh niên trẻ, những người có ý chí và may mắn trên con đường buôn bán. Các thương nhân này đều có xe ô tô, trọng tải 3-5 tấn để vận chuyển trâu cho chính gia đình mình và chở thuê cho các hộ chưa có xe vận tải, cước phí vận chuyển 01 trâu từ các chợ trong vùng về chợ Cán Cấu hoặc về tận thôn, bản từ 100-150 nghìn đồng/con, tùy thuộc vào quãng đường vận chuyển.

     

    Ngoài ra, ở chợ trâu có 80 người Hmông mua trâu tại chợ và một số chợ ở huyện lân cận, mang về bán trực tiếp cho chủ hàng Trung Quốc hoặc bán cho những người buôn ở quy mô lớn ngay tại chợ. Bên cạnh đó, họ cũng thường mua trâu của người Kinh ở xuôi mang lên bán, kể cả trâu gầy yếu hoặc nghé mang về nuôi vỗ béo một vài phiên rồi đem bán.

     

    Trâu ở chợ Cán Cấu được các thương nhân người Hmông, người Hán ở huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc thu mua và vận chuyển về Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Nhóm thương nhân này chỉ có 40-45 người nhưng thu mua tới 90-95% số lượng trâu ở chợ Cán Cấu. Trong số đó, có 30 thương nhân người Hmông ở xã Vềnh Sáng, huyện Mã Quan, đây là địa điểm giáp ranh giới với địa phận xã Sán Chải, huyện Si Mai Cai, cách chợ Cán Cấu khoảng 25km.

     

    Những thương nhân Trung Quốc giao tiếp bằng tiếng Quan Hỏa, tiếng Hmông với thương lái người Hmông và các tộc người khác ở chợ trâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết thương nhân Trung Quốc có quan hệ họ hàng, bạn bè với thương lái người Hmông ở Cán Cấu. Ngoài ra, ở các phiên chợ Cán Cấu còn có 30-35 người Kinh ở xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, thu gom trâu, ghé gầy yếu của người địa phương về bán cho các lò mổ ở xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội.

     

    Đặc biệt, có 7 người Kinh ở huyện Đồ Sơn (Hải Phòng) và một số huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắc Nông cũng  tới chợ trâu chọn mua những con trâu có hình dáng to khỏe, thân dài, hông nở, sừng cong nhọn về nuôi và thuần dưỡng thành trâu chọi.

     

    Tại chợ Cán Cấu, có 85% người Hmông ở xã Cán Cấu và các vùng lân cận tham gia vào các giao dịch với thương nhânTrung Quốc. Tuy nhiên, việc buôn bán với thương nhân Trung Quốc luôn gặp rủi ro, thất thường và bị ép giá. Những thương lái Trung Quốc luôn lấy lý do thị trường bão hòa để ép giá thương lái Việt Nam. Nhiều năm trước, thương lái Trung Quốc sang chợ Cán Cấu mua trâu, giá cả ổn định, khiến nhiều thương lái người Hmông, người Kinh quyết định bỏ vốn lớn buôn trâu, nhưng từ năm 2017 đến nay, tình trạng thương lái Trung Quốc ép giá, khiến tư thương Việt Nam lỗ nặng. 

     

    Nuôi trâu vỗ béo: Hình thức sinh kế mới của người Hmông ở xã Cán Cấu

     

    Theo ông Giàng A Làng, thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu, từ năm 2020 đến tháng 12/2023, ở xã Cán Cấu có khoảng 20-23 hộ người Hmông mua trâu gầy, nghé với giá khoảng 5-7 triệu/con về nuôi vỗ béo bằng cỏ và cám ngô, chăn thả tại nương đồi. Sau thời gian 3-4 tháng, trâu, nghé tăng từ 50-60kg lên đến 110-120kg, bán giá từ 13-15 triệu/con. Trâu, nghé gầy được người Hmông vỗ béo theo kinh nghiệm truyền thống, bằng cách thả trâu trên những mảnh nương đồi, tăng cường thêm cỏ voi và cám ngô. Trâu, nghé vỗ béo được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao hơn so với nguồn cung cấp của các thương lái người Kinh từ miền xuôi chuyển lên. Ngoài những hộ vỗ béo trâu, nghé chuyên nghiệp, hầu hết các hộ buôn trâu ở xã Cán Cấu đều kết hợp mua bán trâu trực tiếp với việc mua trâu nghé về vỗ béo để cung cấp mặt hàng này cho thương lái Trung Quốc.

     

    Những chuyển đổi trong đời sống kinh tế của người Hmông buôn trâu ở xã Cán Cấu

     

    Năm 2023, cả xã Cán Cấu có 45 ngôi nhà 2 tầng kiên cố được xây mới với giá trị 800 triệu đến 1 tỷ đồng (cả 45 ngôi nhà này đều của thương lái người Hmông buôn trâu), 18 nhà mái bằng 1 tầng, số còn lại là nhà kiên cố, bán kiên cố. Hầu hết các hộ người Hmông trong xã đều có xe máy từ 20 triệu trở lên, 80 hộ có ti vi màn hình phẳng, 484 hộ sử dụng điện thoại di động, 80 số hộ có máy khâu, 90 hộ có máy nghiền thức ăn gia súc,… Ở xã Cán Cấu, có 30 hộ buôn trâu chuyên nghiệp có ô tô tải trọng tải từ 3,5 tấn trở lên, 5 người buôn trâu có xe 4 chỗ với giá trị từ 350 triệu đồng trở lên, trong nhà có nhiều đồ đạc đắt tiền như tivi, tủ lạnh, xe máy,…

     

    Về phân loại kinh tế hộ gia đình, cả xã có 35% hộ giàu, 59% hộ trung bình, 6% hộ nghèo, trong đó, hộ giàu thuộc nhóm người buôn trâu ở quy mô lớn và quy mô vừa. Thu nhập bình quân đầu người ở huyện Si Ma Cai đạt 31,5 triệu đồng/người/năm; ở xã Cán Cấu là 32 triệu đồng/người/năm. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trung bình của người Hmông ở Việt Nam là 63% (UNDP, Ủy ban Dân tộc & Irish, 2017) thì mức phân hóa giàu nghèo ở Cán Cấu cho thấy sự cải thiện lớn về thu nhập của người Hmông nơi đây nhờ buôn bán ở chợ so với địa phương khác.

     

    Tạ Thị Tâm

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.