Hằng năm, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm thường phát sinh trên đàn vật nuôi, gây thiệt hại lớn cho người dân, doanh nghiệp. Trước thực tế đó, Đắk Nông đã chủ động triển khai các giải pháp nhằm phòng, chống dịch bệnh, tạo môi trường chăn nuôi an toàn.
Ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tập trung phòng, chống các loại dịch bệnh, trong đó lấy phòng bệnh là chính.
Theo ông Nguyễn Viết Vui, Chi Cục Trưởng Chi Cục Phát triển Nông nghiệp (Sở NN – PTNT), đơn vị chú trọng công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh ngay từ khi mới phát sinh.
Qua công tác lấy mẫu, xét nghiệm, đơn vị giám sát lưu hành mầm bệnh tại các hộ chăn nuôi, chợ, cơ sở buôn bán gia súc, gia cầm. Từ kết quả giám sát này, lực lượng chuyên môn sẽ tham mưu, đề xuất cấp trên có các bước can thiệp kịp thời để khống chế dịch bệnh.
Việc tổ chức tốt tiêm vắc xin cho đàn vật nuôi cũng là một giải pháp quan trọng để phòng, chống dịch bệnh. Đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chức năng, địa phương thực hiện các đợt tiêm vắc xin theo đúng quy định.
Nhân viên thú y tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn bò ở Đắk R’lấp
Năm 2022, việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm được thực hiện 2 đợt. Trong đó, đợt 1 là từ tháng 4-5; đợt 2 từ tháng 9-10. Tỉnh đã sẵn sàng các loại vắc xin cho vật nuôi như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả…
Riêng đối với trâu, bò, tổng số liều vắc xin dự kiến sẽ được tiêm là hơn 100.000 liều, trong đó 33.400 liều vắc xin phòng viêm da nổi cục, 66.800 liều vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng.
Cũng trong năm nay, tỉnh dự kiến sử dụng 10.000 lít hóa chất để tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi. Ngành Nông nghiệp cũng vận động người dân chủ động trong việc vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường chăn nuôi sạch sẽ, an toàn.
Công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại các địa phương sẽ được siết chặt hơn. Ngành Nông nghiệp sẽ tăng cường phối hợp trong giám sát, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống.
Nhiều hình thức về tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn hộ dân, doanh nghiệp áp dụng biện pháp về chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học sẽ tiếp tục được lực lượng chuyên môn triển khai.
Theo ông Trần Đăng Ánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô, địa phương tiếp tục phát huy tính chủ động, nhanh chóng trong phòng, chống dịch bệnh động vật.
Ngay từ đầu năm, huyện đã chỉ đạo lực lượng bám sát cơ sở, theo dõi sát sao các diễn biến của dịch bệnh và hoạt động chăn nuôi của người dân. Huyện chú trọng làm tốt hơn việc phối hợp với các ngành trong phòng, chống dịch bệnh.
Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT, hiện nay, công tác quản lý và ứng phó dịch bệnh trên vật nuôi đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Công tác này không thể chỉ trông chờ đơn thuần vào quá trình xoay xở của lực lượng chức năng, mà phải có sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền các cấp và người dân.
Năm 2022, tỉnh phấn đấu các loại vật nuôi đều tăng so với năm 2021. Cụ thể đàn trâu phấn đấu đạt 5.000 con, đàn bò 31.000 con, đàn gia cầm 2.800.000 con, đàn heo 400.000 con và đàn dê 54.000 con…
Hồng Thoan
- phòng chống dịch bệnh li>
- phòng dịch li>
- tạo môi trường chăn nuôi an toàn li> ul>
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
CN,19/01/2025
- Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Trung Quốc tích trữ mạnh đậu nành trước khi ông Trump nhậm chức
- Táo bón ở heo nái: Ảnh hưởng kinh tế và các biện pháp dinh dưỡng để phòng ngừa
- Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi
- Giá thịt tăng cao, người chăn nuôi có lợi nhuận tốt
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam – Số Xuân 2025
- Vĩnh Thạnh (Bình Định): Thu hút 2 dự án chăn nuôi trong nửa tháng đầu năm 2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất