[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bộ NN&PTNT có công điện số 6641/BNN-TY về việc chủ động phòng, chống dịch bệnh đàn vật nuôi sau mưa, lũ gửi UBND tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Thời gian qua, thời tiết tại nhiều địa phương miền Bắc đã diễn biến phức tạp, mưa lớn gây lũ lục, đặc biệt từ ngày 07/9/2024, cơn bão số 3 (hay còn gọi là bão Yagi) đã đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, gây ra những đợt mưa lớn, lũ lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều địa phương; nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan sau đợt mưa, lũ này là rất cao.
Một trang trại chăn nuôi tại tỉnh Bắc Ninh phải di dời đàn vật nuôi do mưa, lũ
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, xử lý môi trường sau mưa lũ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan của địa phương khẩn trương thực hiện các nội dung sau:
Tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ngay sau khi đợt mưa, lũ kết thúc để tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường.
Hướng dẫn người chăn nuôi:
– Thường xuyên thực hiện vệ sinh khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không để gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp xảy ra úng ngập, di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn; khi nước rút phải thực hiện ngay vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi.
– Chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng nuôi, đồng thời bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi.
Rà soát, tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo đúng quy định, đặc biệt đối với đàn gia súc, gia cầm tại nơi đã từng xảy ra dịch bệnh, nơi có nguy cơ cao, nơi bị lũ lụt,..
Tăng cường công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục ở trâu bò, Tai xanh. Hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để tiến hành điều tra và xử lý ổ dịch theo đúng quy định. Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết; không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.
Tham mưu chính quyền, các sở, ban ngành có phương án hỗ trợ con giống, hóa chất xử lý môi trường, tiêu hủy động vật chết, thuốc và vắc xin phòng trị bệnh cho đàn vật nuôi; đồng thời báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) những khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ hóa chất trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác thú y của địa phương, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật gia súc, gia cầm trên địa bàn, để tổng hợp, đề xuất Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT phương án hỗ trợ kịp thời.
Thành lập các đoàn công tác đến các địa phương để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và xử lý môi trường sau mưa lũ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên và thông báo đến Bộ Nông nghiệp và PTNT các vấn đề phát sinh để phối hợp, xử lý kịp thời./.
P.V
- phòng chống dịch bệnh li>
- mưa lũ li> ul>
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
- Bình Phước: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật để mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu
- 5 thách thức lớn trong năm 2025 với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Hiệu quả các chuỗi liên kết trong chăn nuôi
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
Tin mới nhất
T3,22/04/2025
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 4 năm 2025
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
- Bình Phước: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật để mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu
- 5 thách thức lớn trong năm 2025 với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Hiệu quả các chuỗi liên kết trong chăn nuôi
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất