Chuyện về ‘cha đẻ’ của dòng vịt biển - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Chuyện về ‘cha đẻ’ của dòng vịt biển

    Nhiều người thường gọi Tiến sĩ Nguyễn Văn Duy với cái tên trìu mến: “Cha đẻ” của dòng vịt biển, bởi anh là người có nhiều đóng góp trong việc nuôi khảo nghiệm và chọn lọc giống vịt mới, thích nghi với điều kiện sống ở môi trường nước mặn. Hơn 3 năm, đã có gần 2 triệu con vịt biển được đưa đến những vùng biển, đảo của Tổ quốc, trong đó có huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), giúp cho quân và dân nơi đây khắc phục khó khăn, vững vàng nơi đầu sóng.

     

    Đam mê… thủy cầm

     

    Sinh ra ở vùng quê chiêm trũng ngoại thành Hà Nội (xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên), năm 2000, chàng thanh niên Nguyễn Văn Duy thi đỗ vào Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Với thành tích vượt bậc trong quá trình học tập, Duy được trao giải thưởng Sinh viên xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và được ưu tiên học lên tiến sĩ khi mới 25 tuổi.

     

    Năm 2004, Tiến sĩ Nguyễn Văn Duy về công tác tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên (đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu, lai tạo các giống vịt mới tại Việt Nam – PV), giữ vai trò là cán bộ phụ trách kỹ thuật chăn nuôi, chọn giống. Từ đây, anh thường xuyên có cơ hội được nghiên cứu về các giống vịt – loài thủy cầm gắn bó với người nông dân.

    Chuyện về ‘cha đẻ’ của dòng vịt biển

    Tiến sĩ Nguyễn Văn Duy đưa những con vịt biển Đại Xuyên ra tặng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Trường Sa.

     

    Trước tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn diễn ra ở khắp các vùng ven biển của Việt Nam, anh đã có ý tưởng lai tạo giống vịt có thể sống được ở biển và các vùng nước lợ. Với suy nghĩ đó, anh đã bắt tay vào thực hiện việc nuôi khảo nghiệm. Từ kiến thức được học và kinh nghiệm gần 10 năm nghiên cứu về thủy cầm, anh cùng đồng nghiệp miệt mài nghiên cứu giống vịt mới để có thể sinh trưởng trên vùng nước mặn, đặc biệt là ở huyện đảo Trường Sa.

     

    Sau nhiều lần nghiên cứu, đến năm 2012, vịt biển dòng bố mẹ đã được tạo ra từ các tổ hợp lai. Những quả trứng vịt biển đầu tiên từ dòng bố mẹ được đưa vào ấp nở nuôi thí điểm ở môi trường biển (tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh). Lần thứ hai, 1.000 quả trứng vịt biển được gửi ra đảo Trường Sa Đông (huyện đảo Trường Sa) để ấp nở, nhưng tỷ lệ thành công rất ít. Lần thứ ba, trứng vịt tiếp tục được gửi ra đảo Trường Sa Lớn để thử nghiệm, song kết quả cũng không khả quan hơn.

     

    Không bỏ cuộc, anh và đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu, nuôi thử nghiệm tại các vùng nước mặn khác nhau, quyết tâm phải tạo bằng được giống vịt thích nghi với vùng hải đảo xa xôi của Tổ quốc. Không chỉ nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, anh và đồng nghiệp còn đến địa bàn thí điểm để theo dõi về quá trình sinh trưởng, phát triển của loài vịt biển, từ đó điều chỉnh, đưa ra quy trình chọn tạo, chăm sóc phù hợp. Không phụ lòng người, tháng 6-2014, việc tạo giống vịt biển đã thành công, anh và đồng nghiệp vỡ òa trong niềm hạnh phúc.

     

    Giống vịt biển 15 Đại Xuyên ra đời đã khắc phục được nhược điểm của những dòng vịt thông thường. Nuôi ở môi trường nước mặn, nước lợ, vịt không còn bị rụng lông, nhiễm bệnh, khả năng sinh trưởng tốt. Từ những đặc tính ưu việt trên, giống vịt này được đưa vào nuôi rộng rãi tại các địa phương ven biển, mở ra hướng phát triển mới cho ngành chăn nuôi thủy cầm, hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp cho nhiều ngư dân. Và điều đặc biệt, ngay sau khi lai tạo thành công, hàng nghìn con vịt biển đã được đưa lên tàu, đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa…

     

    Món quà thiết thực nơi đầu sóng

     

    Ngày 19-12-2014 được xem là dấu mốc quan trọng đầu tiên khi 600 con vịt biển một ngày tuổi được Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa vận chuyển bằng đường hàng không từ Hà Nội đến Sân bay Cam Ranh. Số vịt này được nuôi thêm một thời gian ngắn cho quen với điều kiện khí hậu, rồi chuyển theo tàu tới các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa có đủ điều kiện nuôi vịt.

     

    Nhớ lại thời điểm những con vịt biển đầu tiên ra đảo, Tiến sĩ Nguyễn Văn Duy xúc động chia sẻ: “Tôi chờ mong từng ngày và không có gì vui sướng, hạnh phúc bằng khi nghe tin báo về là giống vịt sinh trưởng nhanh, khả năng chịu bệnh tốt, chất lượng thịt cao”. Thời điểm đó, anh chưa được đến Trường Sa. Nhưng qua báo chí, biết được cuộc sống khó khăn của quân và dân trên đảo, anh đã dành rất nhiều tình cảm và có những việc làm hết sức thiết thực.

     

    Trong thời gian hơn 3 năm, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã cung cấp gần 2 triệu con vịt biển giống và vịt thương phẩm tới các địa phương ven biển, trong đó đã tặng hàng nghìn con cho quân và dân huyện đảo Trường Sa.

     

    Khi đó, Đại tá Bùi Đình Dương, Phó Lữ đoàn trưởng 146 (Quân chủng Hải quân), Chủ tịch UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã gửi thư cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, trong đó có đoạn: “Chúng tôi rất phấn khởi và cảm động khi nhận được quà của các đồng chí gửi tặng. Món quà này không những có giá trị, ý nghĩa về vật chất mà còn thể hiện tình cảm đối với bộ đội Trường Sa thân yêu. Đây là sự cổ vũ, động viên rất kịp thời, thiết thực và hiệu quả đối với cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đang làm nhiệm vụ trên quần đảo Trường Sa, khắc phục khó khăn, thử thách, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông”.

     

    Năm 2017, Tiến sĩ Nguyễn Văn Duy đã vinh dự được đến với Trường Sa. Được tận mắt chứng kiến cuộc sống, điều kiện sinh hoạt của quân, dân huyện đảo, anh càng cảm phục ý chí và nghị lực của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân nơi đây, từ đó càng trăn trở, suy nghĩ làm sao có thể gửi tặng thật nhiều vịt biển ra Trường Sa.

     

    Chia sẻ về định hướng phát triển giống vịt biển, anh nói: “Thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương để cung cấp con giống và chuyển giao quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng vịt biển. Hy vọng, với đặc tính ưu việt của vịt biển 15 Đại Xuyên, sẽ khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của các vùng biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là có thêm nguồn thực phẩm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.

     

    Với những đóng góp vì cộng đồng, giống vịt biển 15 Đại Xuyên được nhận giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ 3 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Còn “cha đẻ” của dòng vịt biển – Tiến sĩ Nguyễn Văn Duy đã được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen “Người tốt, việc tốt” năm 2018.

     

    Những chuyến tàu chuyển hàng Tết ra Trường Sa sắp tới sẽ mang theo tấm lòng, tình yêu, nỗi nhớ thương của đất liền gửi tới nơi đảo xa, trong đó có cả những con vịt biển của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên. Cùng với cả nước, trung tâm đã chuẩn bị sẵn sàng hàng nghìn con vịt biển gửi tặng, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân và cán bộ, chiến sĩ nơi đầu sóng.

     

    Vũ Ngọc Yến

    Nguồn: Hà Nội Mới

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.