Ở tuổi 87, lão nông Võ Văn Chung (Hai Chung) hàng ngày vẫn còn sử dụng… kính hiển vi để kiểm tra tinh trùng lợn (heo). Người dân Tiền Giang xem là “vua lợn giống” bởi những đóng góp của ông đối với ngành chăn nuôi…
Năm nay ông Hai Chung 87 tuổi và đã có gần 80 năm gắn bó với cây lúa, con lợn.
Nên “vua lúa giống” từ 6 hạt lúa
Lão nông Hai Chung kiểm tra chuồng lợn giống và lợn con. Ảnh: P.D
Ông Hai Chung sinh năm 1930, khi ông học hết lớp Năm thì xảy ra sự kiện Nhật – Pháp đánh nhau, trường học ở xã Lương Hòa Lạc đóng cửa, ông phải nghỉ học nửa chừng về nhà làm ruộng. Cha mất trong kháng chiến chống Pháp, bị coi là “phản loạn” nên tài sản gia đình ông bị tịch thu hết. Là anh cả, ông Chung phải cáng đáng hết mọi chuyện gia đình. Những năm đầu sau khi kết thúc chiến tranh, ĐBSCL liên tục mất mùa vì rầy nâu phá hoại. Khi nghe tin GS –TS Võ Tòng Xuân (Đại học Cần Thơ) mang từ Viện Lúa IRRI (Philippines) về một số lượng lúa IR36 để ngành nông nghiệp trồng thử nghiệm, ông Hai Chung lập tức sang Cần Thơ tìm GS Xuân xin lúa về nhân giống. Do số lúa giống ít ỏi đã phân phát hết nên ông chỉ xin được 7 hạt lúa IR36. Với 7 hạt ông gieo chỉ có 6 hạt lúa nảy mầm. “Thu hoạch” 6 bụi lúa được 124 hạt, ông lại chọn từng hạt để nhân giống tiếp. Với truyền thống và kinh nghiệm gia đình có 3 đời làm ruộng, cùng sự giúp đỡ của các nhà khoa học ở Đại học Cần Thơ, trong vòng 3 năm, từ 6 hạt giống ban đầu, gần 60 tấn lúa kháng rầy đã được ông Hai Chung nhân giống, tạo nên những vụ mùa bội thu.
Với những đóng góp cho nông nghiệp, ông Chung được Nhà nước ta cử đi dự hội nghị những người trồng lúa tiêu biểu trên thế giới tổ chức ở Philippines năm 1985. Tại hội nghị này, đích thân Tổng thống Ferdinand Marcos đã nghe ông báo cáo thành tích trồng lúa và tặng thưởng bằng danh dự cho ông.
Sau chuyến xuất ngoại năm 1985, ông Hai Chung tiếp tục được ra nước ngoài thăm quan, học tập kinh nghiệm trồng lúa, nuôi lợn. Dù chỉ học hết lớp Năm trường Tây thời trước, nhưng với tính ham học hỏi, khả năng tiếp thu và tổng hợp cao, ông đã nhanh chóng làm chủ những kiến thức nhà nông mà thầy Võ Tòng Xuân và những chuyên gia nông nghiệp giỏi trong và ngoài nước truyền dạy cho ông. Nhờ kinh nghiệm thực tiễn phong phú và những kiến thức đã học được, ông đã sở hữu “kho tri thức” về nghề trồng lúa, nghề nuôi lợn mà bất cứ trường đại học, viện nghiên cứu nông nghiệp nào cũng thích thú và cần đến.
Ông là “thầy” hướng dẫn hàng trăm sinh viên các truờng đại học nông nghiệp khi họ đi thực tập tốt nghiệp. Không ít lần ông là “giảng viên” trên các giảng đường lớn, mà người nghe là hàng ngàn sinh viên đại học nông nghiệp. Có lẽ ông là nông dân duy nhất ở miền Tây trang bị cả kính hiển vi để đếm số tinh trùng trong tinh lợn và quan sát “sức khoẻ” tinh trùng trước khi xuất bán nó cho những người chăn nuôi.
Thành “vua lợn giống”
Ở tuổi 87, ông Chung vẫn dùng kính hiển vi để soi tinh trùng lợn. Ảnh: Phương Dung
Những hạt lúa “chắt chiu” của ông Hai Chung đã góp phần quan trọng cho nền nông nghiệp khi ấy vốn chỉ dựa vào lúa nước của cả miền Nam. Mến tài người nông dân, Bí thư Thành ủy TP.HCM lúc đó là ông Võ Văn Kiệt (ông Sáu Dân) đã đến Chợ Gạo để xem cách làm ruộng của ông Hai Chung. Suốt đêm, ông Bí thư say sưa nghe ông Hai Chung nói về những kinh nghiệm trồng lúa, cũng như hoài bão về một nền sản xuất hiện đại, an toàn… Buổi sáng chia tay, ông Sáu Dân vỗ vai Hai Chung nói: “Tôi thấy anh Hai làm lúa thì quá ngon rồi. Vậy anh Hai thử chăn nuôi xem thế nào?”.
Ông Kiệt về rồi, ông Chung cũng suy nghĩ và… quên luôn ý tưởng này bởi cả xóm ông, người ta chỉ nuôi nhỏ lẻ, giống tốt lại không có.
Mấy tuần sau kể từ lần ông Sáu Dân đến, một chiếc ô tô biển số xanh đậu xịch ngoài đường lớn. Mấy ông cán bộ khiêng xuống 2 con lợn (khoảng 60 – 70kg/con). Thì ra đây là lợn giống mà TP.HCM vừa nhập về, đích thân ông Giám đốc Ty Nông nghiệp TP.HCM đem lợn trao tận tay ông Hai Chung và dặn: “Ráng nuôi nghen anh Hai, anh Sáu Dân dặn tôi phải trao tận tay anh đó”. Nhận lợn xong, ông Hai Chung ra sức chăm sóc. Mấy tháng sau, hai con lợn giống này đẻ lứa đầu tiên được 20 con lợn con, trong đó có 16 con cái. Lợn đực thì thành lợn thịt, lợn cái thành lợn giống, ông Chung cứ miệt mài nuôi đến khi thành mấy trăm con.
Gần 40 năm qua, ông Chung không nhớ nổi mình đã cung cấp bao nhiêu con giống ra thị trường, nhưng kể về câu chuyện khởi đầu nuôi lợn thì ông luôn nhớ, không thể quên. Hiện ông nuôi hơn 1.000 con lợn, trong đó có hơn 200 con nái, 50 con lợn nọc (lợn đực phối giống), mỗi năm cung cấp cho thị trường 4.000 – 5.000 lợn giống và tinh lợn. Ngoài chăn nuôi, ông Chung còn trồng 3ha vườn gồm: Mận An Phước, bưởi da xanh, dừa và nhiều ao cá; sản xuất 1ha giống lúa chất lượng cao. Tính mỗi năm, ông Võ Văn Chung sản xuất được gần 30 tấn lúa giống, hàng chục tấn trái cây các loại và hàng nghìn con lợn giống, nguồn lãi thu được từ mô hình sản xuất này khoảng 1 tỷ đồng/năm.
Ông Chung là người không giấu nghề. Cách nuôi heo sạch, mau lớn, áp dụng theo quy chuẩn trang trại ở các nước có nền chăn nuôi tiên tiến mà ông từng có dịp đi học tập được ông chia sẻ, chỉ dẫn tận tình cho nhiều bà con trong xã, huyện. Ông cho biết: Nhờ áp dụng đúng các tiến bộ kỹ thuật, sáng tạo trong sản xuất nên các mô hình VAC đều đạt hiệu quả. Đặc biệt, các chuồng trại chăn nuôi của gia đình đều xây dựng theo mô hình khép kín, tự động hóa, thân thiện với môi trường.
Bây giờ, tuy đã gần 90 tuổi nhưng lão nông Võ Văn Chung vẫn nghiên cứu, tìm tòi để sản xuất ra giống lúa, giống vật nuôi chất lượng cao phục vụ ngành nông nghiệp địa phương.
Phương Dung
Nguồn: Dân Việt
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi lợn li>
- vua lợn li> ul>
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất