Long An vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại địa bàn huyện Cần Đước (Long An).
Bà Đinh Thị Phương Khanh – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Long An – cho biết, Long An vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại địa bàn huyện Cần Đước. Theo đó, UBND huyện Cần Đước đã có quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm tại xã Long Sơn.
Sau khi thông tin được đưa ra, Chi cục Thú y vùng VI đã có công văn số 13/TY6-DT gửi Cục Thú y (Bộ NNPTNT) báo cáo kết quả ca bệnh cúm gia cầm H5N1 tại huyền Cần Đước, tỉnh Long An.
Theo nội dung báo cáo, sau khi nhận được mẫu bệnh phẩm từ Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản Long An đề nghị xét nghiệm virus cúm gia cầm (CGC) được lấy tại 1 hộ chăn nuôi, Chi cục Thú y vùng VI đã đã phối hợp với địa phương và các cơ quan chức năng về địa phương xác minh để có thông tin chính xác.
Diễn tập tiêu độc khử trùng phòng bệnh CGC tại các chợ. Ảnh: Cục Thú y
Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cho thấy dương tính với virus CGC thể độc lực cao A/H5N1. Bệnh đã xảy ra trên địa bàn trong khoảng thời gian dài tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không sử dụng vắcxin hoặc sử dụng nhưng không theo hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan thú y. Khi có gia cầm chết, các hộ tự xử lý (bán chạy, tự tiêu hủy hoặc vứt xác ra nơi công cộng…), không thông báo với chính quyền địa phương, làm mầm bệnh lây lan trên địa bàn xã Long Sơn và các xã xung quanh.
Chi Cục Thú y vùng VI cũng thừa nhận công tác thống kê tổng đàn gia cầm tại các xã chưa thực hiện được do lực lượng thú y địa phương rất mỏng. Việc tiêm phòng vắcxin phòng bệnh cho gia cầm của các hộ chăn nuôi trên địa bàn còn thấp do người dân chưa quan tâm. Mặt khác, địa phương chỉ hỗ trợ tiêm phòng trên vịt đối với đàn dưới 2.000 con. Điều này cho thấy, nguy cơ lây lan rộng CGC A/H5N1 là rất cao.
Đến thời điểm này, Sở NNPTNT tỉnh Long An đã phân vùng dịch có dịch tại xã Long Sơn; vùng bị dịch uy hiếp tại các xã Long Cang, Long Hòa, Tân Trạch và Phước Vân; các xã còn lại trong huyện thuộc vùng đệm dịch. Đồng thời, địa phương cũng đã ban hành kế hoạch chống dịch nhằm triển khai nhanh, đồng bộ các giải pháp chống dịch, không để dịch cúm gia cầm lây lan trên diện rộng.
Theo kế hoạch này, các ngành chức năng, địa phương cần theo dõi chặt chẽ tình hình chăn nuôi trên địa bàn. Trong đó tập trung cao độ tại vùng có dịch, vùng bị uy hiếm nhằm phát hiện dịch bệnh để kịp thời xử lý, vận động các hộ chăn nuôi tiêu hủy ngay toàn bộ số gia cầm mắc bệnh trên địa bàn Long Sơn.
Các địa phương khác nếu phát hiện cần tiêu hủy những con gia cầm đã chết và nuôi cách ly số còn lại để chờ kết quả xét nghiệm, nếu kết quả dương tính thì tiêu hủy hoàn toàn. Tỉnh Long An hỗ trợ miễn phí vắcxin tiêm phòng tại vùng dịch và vùng bị uy hiếp đối với các hộ chăn nuôi có quy mô tổng đàn từ 2.000 con trở xuống.
UBND huyện Cần Đước yêu cầu các ngành chức năng tổ chức tiêm phòng đạt tỉ lệ trên 90% đối với vùng dịch; vùng bị uy hiếp đạt trên 80% số gia cầm thuộc diện tiêm. Ngoài ra, các ngành chức năng phải phối hợp với địa phương tổ chức tiêu độc chuồng trại tại vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp…
Kh.V
Nguồn: Báo Lao Động
- dịch cúm gia cầm li>
- cúm a li>
- cúm A/H5N6 li>
- A/H5N1 li> ul>
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Thái Bình: Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi đem lại hy vọng cho người chăn nuôi
- Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục môi trường gì?
- Nuôi gà đẻ theo hợp đồng, nông dân an tâm sản xuất
- Lúa mì nhập khẩu về Việt Nam có trên 70% từ thị trường Australia
- Australia chính thức mở cửa thị trường cho thịt lợn sống của Pháp
- Tham gia chuỗi hội nghị & hội thảo kỹ thuật thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
Tin mới nhất
T3,26/09/2023
- Cargill khánh thành nhà máy Provimi Premix hiện đại nhất châu Á, công suất 40.000 tấn/năm
- Thái Bình: Vắc xin Dịch tả lợn châu Phi đem lại hy vọng cho người chăn nuôi
- Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện thủ tục môi trường gì?
- Nuôi gà đẻ theo hợp đồng, nông dân an tâm sản xuất
- Lúa mì nhập khẩu về Việt Nam có trên 70% từ thị trường Australia
- Australia chính thức mở cửa thị trường cho thịt lợn sống của Pháp
- Tham gia chuỗi hội nghị & hội thảo kỹ thuật thuộc khuôn khổ triển lãm Vietstock 2023
- Top 10 công ty uy tín ngành sữa, sản phẩm sữa và thực phẩm tươi, đông lạnh năm 2023
- Tác động của hạn hán tại kênh đào Panama đối với thương mại nông sản toàn cầu
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc 8 tháng năm 2023 đạt 792,4 triệu USD
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất