Công nghệ thông minh: Dẫn dắt tương lai ngành chăn nuôi - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 67.000 - 72.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Nam 69.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 72.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 73.000 - 74.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 73.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 74.000 đ/kg
    •  
  • Công nghệ thông minh: Dẫn dắt tương lai ngành chăn nuôi

    [Chăn Nuôi Việt Nam] – Trung Quốc đã đạt được những thành tựu vượt bậc nhờ công nghệ chăn nuôi thông minh, Việt Nam có thể học hỏi để nâng tầm ngành chăn nuôi lợn, hướng tới một tương lai bền vững và cạnh tranh.

     

    Tương đồng và khác biệt trong chăn nuôi lợn Việt Nam – Trung Quốc

     

    Theo TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc là những nước hiện nằm trong nhóm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhu cầu sử dụng thực phẩm chăn nuôi lớn nhất thế giới. Thứ hai, do vị trí địa lý gần nhau, Việt Nam và Trung Quốc có hệ sinh thái tương đồng, dẫn đến quy mô chăn nuôi lớn với cơ cấu giống vật nuôi khá giống nhau. Thứ ba, thói quen tiêu dùng thực phẩm của hai quốc gia cũng tương tự, trong đó, sản phẩm chế biến từ thịt lợn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các loại thịt khác. Thứ tư, dù ngành chăn nuôi phát triển mạnh, cả hai nước vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu như ngô, đậu tương… Thứ năm, ASF đang diễn biến phức tạp ở cả hai quốc gia, ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi.

    TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những chính sách khuyến khích và mở cửa để phát triển chăn nuôi. Từ những năm 1990, các Tập đoàn chăn nuôi lớn như New Hope (Trung Quốc), C.P, Dabaco (Việt Nam) đã hình thành và phát triển. Đáng chú ý, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tiếp cận và làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là công nghệ chăn nuôi thông minh, trang trại quy mô lớn và kiểm soát an toàn sinh học.

     

    Tuy nhiên, Trung Quốc đã vượt xa Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ chăn nuôi thông minh, đặc biệt là các trang trại quy mô lớn và kiểm soát an toàn sinh học. Sau đại dịch ASF, Trung Quốc không chỉ khôi phục đàn lợn lên 640 triệu con mà còn dẫn đầu thế giới về công nghệ chăn nuôi hiện đại.

     

    Sự khác biệt được thể hiện qua giá lợn hơi. Thời điểm năm 2015-2016, giá lợn ở Việt Nam khoảng 50.000 đồng/kg, thấp hơn Trung Quốc (60.000 đồng/kg), dẫn đến việc xuất khẩu tiểu ngạch lợn sang Trung Quốc. Nhưng đến tháng 3/2025, giá lợn hơi tại Việt Nam khoảng trên dưới 70.000 đồng/kg, trong khi Trung Quốc chỉ khoảng 55.000 đồng/kg.

     

    TS. Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh: “Trung Quốc đã nhanh chóng tìm ra hướng đi mới và đạt nhiều thành tựu. Nếu ngành chăn nuôi Việt Nam không nhìn nhận vào sự thật này,  đầu tư vào công nghệ, có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ nhập khẩu thịt lợn từ Trung Quốc”.

     

    Áp dụng chăn nuôi lợn thông minh mang lại thành công cho ngành lợn Trung Quốc

     

    Chia sẻ thêm về ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc, GS. Triệu Vân Thượng, chuyên gia về chăn nuôi thông minh, Trường Đại học Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết, ngành chăn nuôi thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ sau đại dịch ASF. Hiện, Trung Quốc có trên 600 triệu con lợn thịt, đàn nái trên 40 triệu con, giá bán trên thị trường khoảng trên 50.000 đồng/kg. Có được điều đó là do ngành chăn nuôi Trung Quốc đã áp dụng rộng rãi các thiết bị chăn nuôi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, giúp giảm dịch bệnh và nâng cao năng suất.

     

    Giáo sư Triệu Cẩm Thượng, lấy ví dụ về một trang trại chăn nuôi heo nái thông minh. Đầu tiên, hệ thống phần mềm được cài đặt. Sau đó, trên trần của chuồng heo có hệ thống cảm biến camera ghi lại cụ thể tình trạng của từng con lợn. Dữ liệu của từng con lợn được nhập liệu lên hệ thống và cụ thể hóa lượng thức ăn cho từng con lợn. Hệ thống ăn tự động sẽ bơm thức ăn vào cho từng con nái. Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển cũng thu thập nhiệt độ của lợn, từ đó biết được con heo nào bình thường và con lợn nào có vấn đề.Điều này, có thể giảm thiểu sự tiếp xúc giữa công nhân và vật nuôi, giảm được các loại dịch bệnh, nhất là Dịch tả lợn châu Phi.

     

    Hệ thống cho ăn tự động trong trang trại chăn nuôi lợn nái

     

    Trang trại này cũng sử dụng thẻ tai điện tử với nhiều lợi ích như: Thu thập quét từng cá thể để lấy dữ liệu và lưu trữ trong đầu đọc; nhận dạng theo nhóm và sử dụng; tích hợp với năm thành phần hệ thống đo lường, kết nối với phần mềm quản lý sản xuất trực tuyến; ghi lại tất cả thông tin sản xuất để đạt được khả năng truy xuất nguồn gốc và quản lý thông minh.

     

    Hình ảnh tòa nhà chăn nuôi lợn thông minh tại TP. Quảng Châu, Trung Quốc

     

    Ông còn lấy ví dụ về công ty Yangxiang Company (Quảng Tây, Trung Quốc) đã xây dựng một tổ hợp chăn nuôi, giết mổ, chế biến thịt cao tầng thông minh, tự động với 350,000 con ra thị trường hàng năm. Hệ thống xử lý nước thải hiện đại giúp nguồn nước đủ tiêu chuẩn đưa ra sông. Và đối diện, bên kia sông của khu chăn nuôi lợn này là một khu nhà ở cao cấp, cách khoảng 1km.

     

    GS. Triệu Cẩm Thượng cho biết, các doanh nghiệp chăn nuôi Trung Quốc áp dụng công nghệ số, chăn nuôi kỹ thuật số qua sử dụng IOT, Big Data và Icloud họ rất thành thạo. Hai yếu tố cấu thành chăn nuôi thông minh là thiết bị thông minh (thẻ tai điện tử; cho ăn thông minh; thiết bị thu thập hình ảnh, âm thanh, nhiệt) và dữ liệu (mã số, hành vi, dinh dưỡng, dịch bệnh và môi trường) và ba yếu tố cốt lõi bao gồm:

    (1) Thu thập và giám sát dữ liệu (IOT): Cảm biến và thiết bị giám sát được sử dụng để thu thập dữ liệu theo thời gian thực.

    (2) Kiểm soát tự động và dữ liệu lớn (Big Data): Dựa trên dữ liệu thu thập được, hệ thống thông minh có thể tự động kiểm soát nhiều thiết bị khác nhau trong trang trại chăn nuôi lợn.

    (3) Điện toán đám mây (Icloud): Tất cả dữ liệu thu thập được sẽ được gửi đến máy chủ đám mây để phân tích dữ liệu lớn. Từ đó giúp giám sát từ xa hoạt động của trang trại chăn nuôi lợn thông qua điện thoại thông minh hoặc máy tính với các điều chỉnh cần thiết để đạt được quản lý trực tuyến toàn diện.

    Một số thiết bị mới trong chăn nuôi lợn ở Trung Quốc là đo lường cầm tay, không người lái, robot mặt đất, cố định… Các thiết bị này sẽ được triển khai ở từng quy mô khác nhau và khả năng tài chính khác nhau.

     

    GS. Triệu Cẩm Thượng nhấn mạnh rằng chăn nuôi bằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là mục đích của chăn nuôi toàn cầu và là sứ mệnh của chăn nuôi ASEAN. Bởi, trong Tuyên bố chung Trung Quốc-ASEAN về thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh nhấn mạnh: Tiến hành hợp tác sáng tạo và nghiên cứu và phát triển chung về các công nghệ số quan trọng trong nhiều lĩnh vực của nông nghiệp, bao gồm canh tác thông minh, chăn nuôi, thú y, thủy sản, thủy lợi, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, xử lý sau thu hoạch, chế biến và thương mại.

     

    Mặt khác, trong tuyên bố của Tổng giám đốc của FAO cũng khẳng định: Dữ liệu, số hóa và phát triển sáng tạo là những yếu tố chính thúc đẩy quá trình chuyển đổi, và là những yếu tố chính trong nỗ lực của FAO trong mọi lĩnh vực nhiệm vụ của mình.

     

    Chăn nuôi lợn thông minh sẽ dẫn dắt tương lai

     

    Chia sẻ tại Diễn đàn, ông Shi Guangxiao, CEO của Yingzi Technology Co,. Ltd. and Shuying Technology Co,. Ltd. cho biết, tại Trung Quốc, ngành nghề nuôi lợn trước 2008 là nghề phụ, giai đoạn 2008-2013 là nghề chính, từ năm 2013-2015 là chuyên nghiệp, từ 2015-nay là công nghiệp, từ 2017- nay là sản nghiệp.

     

    “Hiện tại, công suất của ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc có thể lên tới 1 tỷ đầu lợn /năm, nhưng thị trường chỉ cần 500 triệu. Vậy thì tại sao chúng ta có thể sống và phát triển trong ngành này?” Ông Shi Guangxiao đặt vấn đề. Đây là 2 yếu tố có thể là để tồn tại và phát triển trong nuôi lợn: hiệu quả và giá trị.

     

    Ông biết, trước đây 10 năm, người nuôi Trung Quốc cũng có cảm nhận là chăn nuôi lợn thông minh rất xa vời. Nhưng hiện thực là vậy, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian so với người Trung Quốc nếu biết cách áp dụng công nghệ.

     

    Hiện nay, Yingzi Technology Co,. Ltd. and Shuying Technology Co,. Ltd. đang hợp tác với hơn 30 doanh nghiệp chăn nuôi lợn. Tiêu biểu cho sự thành công trong việc hợp tác chăn nuôi lợn thông minh phải kể tới Công ty chăn nuôi Dương Tường. Ban đầu, năm 2004, Dương Tường mới có 7.500 con lợn nái, nhưng đến năm 2018 họ đã có 100.000 con lợn.

     

    CEO của Yingzi Technology Co,. Ltd. cũng cho rằng, bản chất của chăn nuôi lợn là sử dụng các biện pháp can thiệp nhân tạo để tối đa hóa ưu điểm của các gen có lợi của lợn. Để khai thác triệt chi phí thấp trong nuôi lợn thì cần có các yếu tố: Gen di truyền, dinh dưỡng chính xác, an toàn sinh học, kiểm soát môi trường, quản lý sản xuất, kiểm soát bệnh tật và quản lý tổng hợp.

     

    Ông Shi Guangxiao, nhấn mạnh chăn nuôi lợn kỹ thuật số thông minh có các hiệu quả chính như sau:

    1. Cải thiện hiệu quả lao động

    Nuôi lợn truyền thống 1000 con lợn nái cần 9-10 người; 1 vạn con lợn thịt cần 7 người; PSY từ 26-28 con/nái/năm. Ngược lại, nuôi lợn thông minh: 1000 con lợn nái cần 4-5 người; 1 vạn con lợn thịt cần 7 người và PSY là 30-32 con/nái/năm.

    2. Cải thiện hiệu quả quản lý

    Hệ thống tự động phân công lịch trình làm việc và nhân viên thực hiện theo lệnh phân công, giúp giảm bớt khó khăn trong quản lý. Phân công nhiệm vụ thông minh và khuyến nghị; hệ thống tạo danh sách nhiệm vụ và danh sách chờ trực truyến theo thời gian thực; theo dõi trực tuyến tiến độ công việc của nhân viên theo thời gian thực.

    3. Cải thiện hiệu quả sản xuất

    Trong chế độ cho ăn tự động, hệ thống cho ăn âm, hệ thống cho ăn dự phòng và thiết bị cho ăn chính xác cung cấp nhu cầu dinh dưỡng phù hợp cho lợn nái và tăng lượng thức ăn tiêu thụ của lợn nái trong chuồng đẻ.

     

    Thiết bị cho ăn chính xác thu thập thông tin về độ dày mỡ lưng, trọng lượng cơ thể và nhiệt độ môi trường xung quanh, sau đó thiết lập chế độ cho ăn cá nhân hóa dựa trên giống và dòng lợn, tự động quyết định lượng thức ăn cung cấp, cải thiện độ dày mỡ lưng và các chỉ số liên quan, đồng thời tiết kiệm nhân lực và thức ăn.

     

    Như vậy, chăn nuôi lợn thông minh không chỉ là xu hướng mà còn là chìa khóa để Việt Nam nâng cao vị thế trong ngành chăn nuôi toàn cầu. Với những bài học từ Trung Quốc và sự hợp tác chặt chẽ giữa hai quốc gia, Việt Nam có cơ hội lớn để chuyển đổi ngành chăn nuôi lợn, hướng tới một tương lai bền vững, hiệu quả và hiện đại. Thời điểm để hành động là bây giờ, trước khi cơ hội vụt mất.

     

    Hà Ngân

     

    GS.TRIỆU CẨM THƯỢNG, ĐẠI HỌC QUẢNG TÂY:

    Thiết bị thu thập tự động dữ liệu kiểu hình động vật thông lượng cao, dựa trên thị giác máy được trang bị các cảm biến thị giác máy hàng đầu thế giới và mô hình phù hợp với chăn nuôi được phát triển để hiện thực hóa việc thu thập và ứng dụng dữ liệu lớn về kiểu hình động vật tự động, không tiếp xúc, có độ chính xác cao và hiệu quả, nhằm hiện thực hóa việc nâng cấp thông minhcho hoạt động chăn nuôi và sản xuất động vật.

     

    ÔNG SHI GUANGXIAO, CEO YINGZI TECHNOLOGY AND SHUYING TECHNOLOGY

    Chăn nuôi lợn thông minh sẽ dẫn dắt tương lai giúp tăng thêm số lợn, đáng tin cậy, đơn giản hơn, dễ sao chép và quan trọng nhất là hiệu quả hơn. Cùng với đó, trong lĩnh vực này, cần coi thông tin, kiến thức và thiết bị thông minh là yếu tố sản xuất quan trọng, tích hợp chặt chẽ với các yếu tố then chốt của ngành chăn nuôi lợn, giúp được chất lượng cao, hiệu quả cao, đơn giản và tiện lợi.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.