Một công ty tại Anh đã triển khai dự án độc đáo biến lông gà thành protein có thể ăn được, nhằm giảm thiểu rác thải từ lĩnh vực chăn nuôi gia cầm.
Sản phẩm protein có nguồn gốc từ lông gà của Kera Protein. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) ngày 12/4 đưa tin công ty đã nảy ra sáng kiến mang tên Kera Protein, trong đó đã biến lông gà thành thịt giả thông qua quá trình thủy phân chuyên sâu gồm 13 bước.
Protein có nguồn gốc từ lông vũ có thể giúp giải quyết vấn đề đang gây khó khăn cho ngành công nghiệp thực phẩm: chất thải dư thừa. Chỉ riêng ở Liên minh châu Âu (EU), mỗi năm có tới 3 triệu tấn lông gia cầm bị lãng phí. Chúng thường bị đốt hoặc đổ vào bãi rác.
Vào năm 2019, khi Sorawut Kittibanthorn, người sáng lập Kera Protein, còn là sinh viên trường Đại học Central Saint Martins, anh nhận thấy trong lông gà có chứa nhiều keratin – loại protein tạo nên tóc, da và móng. Kittibanthorn cho rằng keratin có thể chuyển đổi thành sản phẩm hữu ích.
Hiện nay, Kera Protein thu thập lông gà từ một trong trại địa phương. Sau đó, lông gà được làm sạch, nghiền thành bột và trộn với axit và keratinase – loại enzyme phá vỡ liên kết hóa học mạnh mẽ của keratin. Kera Protein đun nóng hỗn hợp này ở nhiệt độ vừa phải trong vòng 14 giờ rồi lọc và làm nguội nó.
Một trang trại gà tại Verona, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Kittibanthorn cho biết sản phẩm cuối cùng là kết cấu dạng bột giống như collagen, vượt trội hơn các nguồn protein thông thường về cả dinh dưỡng và hương vị. Anh còn khẳng định rằng nó cũng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao tương tự như quả mọng.
Kittibanthorn chia sẻ rằng thức ăn làm từ lông gà không có hương vị đặc biệt. Thay vào đó, nó có xu hướng thấm hương vị các nguyên liệu cùng chế biến, do đó, tạo điều kiện để người nấu biến tấu mùi vị và kết cấu theo ý muốn.
Lông của một con gà đủ để tạo ra khoảng 190 gam protein. Một trong những thách thức lớn nhất là chi phí sản xuất. Lông gà phải trải qua quá trình chiết xuất kéo dài 34 tiếng đồng hồ, vừa tốn thời gian vừa hao tổn về mặt kinh tế. Do đó, Kera Protein hiện chỉ hợp tác với một trang trại duy nhất, duy trì sản xuất ở quy mô khiêm tốn.
Kera Protein đang trong quá trình xin cấp Chứng nhận Novel Foods EU để sản phẩm của họ có thể bán hợp pháp ở quy mô lớn. Quá trình này dự kiến mất nhiều năm, mặc dù vẫn có ngoại lệ đối với một số đổi mới bền vững nhất định.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo CNN)
- lông gà li> ul>
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
Tin mới nhất
T5,16/01/2025
- Toàn Thắng Corporation hợp tác chiến lược với Hannam Bio (Hàn Quốc): Nâng tầm thủy sản Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Hà Nội: Nhìn lại hành trình phát triển năm 2024
- Nhận diện nguyên nhân gây tiêu chảy ở heo con dựa trên quan sát phân
- Bình Gia: Nhân rộng mô hình nuôi gà dưới tán rừng hồi
- Vĩnh Linh: Trao 5.000 gà giống cho hội viên nông dân nghèo
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất