Đặc điểm lâm sàng, bệnh tích ở lợn nhiễm giun tròn Trichocephalus Suis tại tỉnh Thái Nguyên - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Đặc điểm lâm sàng, bệnh tích ở lợn nhiễm giun tròn Trichocephalus Suis tại tỉnh Thái Nguyên

    Nguyễn Thị Bích Ngà*, Đỗ Thị Vân Giang1, Trương Thị Tính1 và Đinh Ngọc Bách1

     

    1. Trường CĐ Kinh tế-Kỹ Thuật – ĐHTN

     

    * Tác giả liên hệ: TS. Nguyễn Thị Bích Ngà, Trường CĐ

     

    Kinh tế – Kỹ Thuật – ĐHTN. Địa chỉ: Tổ 15, P. Thịnh Đán, TP.

     

    Thái Nguyên, Thái Nguyên. Điện thoại: 0976238295; Email: nguyennga160182@gmail.com

     

    TÓM TẮT

     

    Xét nghiệm phân của 1.540 lợn bình thường và 451 lợn tiêu chảy tại tỉnh Thái Nguyên cho thấy: có 34,37% số lợn bị tiêu chảy nhiễm giun Trichocephalus suis, trong đó có 63,23% nhiễm ở cường độ nặng. Tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn bình thường là 23,90%; lợn nhiễm chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình. Lợn nhiễm giun Trichocephalus suis nặng có triệu chứng: lợn gầy, da khô, lông xù, niêm mạc mắt nhợt nhạt, kém ăn, tiêu chảy; tỷ lệ chung lợn có biểu hiện lâm sàng tại Thái Nguyên 14,26%.

     

    Mổ khám 400 lợn thấy có nhiều giun Trichocephalus suis ký sinh, phần đầu của giun cắm sâu vào niêm mạc, niêm mạc manh tràng kết tràng sùi lên, có nhiều nốt loét, xuất huyết từng đám, trong lòng kết tràng và manh tràng chứa dịch màu hồng. Các biến đổi ở manh tràng và kết tràng: biểu mô bị phá hủy, niêm mạc sung huyết, xuất hiện hồng cầu và tế bào viêm, xuất hiện ổ viêm trong niêm mạc ruột.

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ

     

    Bệnh do giun tròn Trichocephalus suis gây ra ở lợn là bệnh phổ biến và gây tác hại lớn cho lợn của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên có lợn bị nhiễm giun Trichocephalus suis khá nhiều. Khi bị nhiễm giun Trichocephalus suis, lợn sinh trưởng chậm, gầy gò, tăng tiêu tốn thức ăn, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho người chăn nuôi. Để thấy rõ tác động gây bệnh của giun Trichocephalus suis đối với lợn, chúng tôi đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, bệnh tích ở lợn nhiễm giun tròn Trichocephalus suis tại tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để chẩn đoán về mặt lâm sàng, bệnh tích của lợn bệnh, đồng thời có ý nghĩa trong việc chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh do giun tròn Trichocephalus suis gây ra ở lợn.

     

    II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     

    2.1. Vật liệu và thời gian

     

    – Mẫu phân lợn ở các lứa tuổi nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.

     

    – Lợn nhiễm giun Trichocephalus suis.

     

    – Bệnh phẩm của lợn bệnh (các phần ruột già).

     

    – Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc. Master, máy cắt tế bào Microtom, thuốc nhuộm Hematoxylin – Eosin, các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm khác.

     

    – Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020.

     

    2.2. Phương pháp

     

    – Thu thập mẫu phân lợn theo phương pháp lấy mẫu phân tầng (Nguyễn Như Thanh, 2000).

     

    – Xác định tỷ lệ nhiễm bằng phương pháp Fullerborn (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012).

     

    – Xác định cường độ nhiễm bằng phương pháp Mc. Master (Jorgen và Prian, 1994).

     

    – Quan sát biểu hiện lâm sàng theo Hồ Văn Nam (1982).

     

    – Mổ khám lợn bị bệnh bằng phương pháp phi toàn diện (Skrjabin và Petrov, 1963).

     

    – Làm tiêu bản tổ chức học theo tài liệu của Cao Xuân Ngọc (1997).

     

    III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

     

    3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun

     

    Trichocephalus suis của lợn tiêu chảy và bình thường

     

    Tổng số 451 mẫu phân lợn bị tiêu chảy và 1.540 mẫu phân lợn bình thường đã được kiểm tra tại tỉnh Thái Nguyên để đánh giá vai trò của giun tròn Trichocephalus suis trong hội chứng tiêu chảy ở lợn.

    Bảng 1 cho thấy kết quả kiểm tra 1.540 lợn bình thường và 451 lợn bị tiêu chảy ở tỉnh Thái Nguyên thì tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tiêu chảy là 34,37%, cao hơn so với lợn bình thường là 23,90%, sự khác nhau này là rõ rệt (P<0,001). Tất cả lợn nhiễm giun Trichocephalus suis ở cường độ nặng đều bị tiêu chảy, phân lỏng hoặc sệt. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lợn nhiễm giun Trichocephalus suis chủ yếu ở cường độ nặng (63,23%) và trung bình (21,29%). Lợn bình thường không thấy nhiễm giun Trichocephalus suis ở cường độ nặng.

     

    Có thể thấy, tiêu chảy là một trong các triệu chứng lâm sàng quan trọng của bệnh giun tròn Trichocephalus suis ở lợn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Amanda (2012).

     

    3.2. Tỷ lệ và các triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis

    Tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã quan sát triệu chứng lâm sàng ở những lợn chỉ nhiễm giun Trichocephalus suis mà không nhiễm bất kỳ loài giun, sán hay các bệnh truyền nhiễm khác để xác định tỷ lệ và biểu hiện lâm sàng của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis ở các địa phương. Kết quả bảng 2 cho thấy những lợn nhiễm giun tròn Trichocephalus suis ở cường độ nặng và một số lợn nhiễm ở cường độ trung bình đều có biểu hiện lâm sàng. Những lợn nhiễm giun Trichocephalus suis ở cường độ nhẹ và phần lớn lợn nhiễm ở cường độ trung bình không thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh.

     

    Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun Trichocepahlus suis mà chúng tôi quan sát được là 8,73-19,64%. Như vậy, phần lớn lợn nhiễm giun Trichocephalus suis ở dạng mang trùng (80,36-91,27%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những lợn mang trùng không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhưng lại là nguồn reo rắc trứng giun Trichocephalus suis ra bên ngoài và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho lợn khỏe mạnh có nguy cơ nhiễm bệnh do nuốt phải trứng giun Trichocephalus suis có sức gây bệnh ở ngoại cảnh.

     

    Vì vậy, cần có biện pháp xử lý phân và trứng của những lợn bệnh một cách hiệu quả.

     

    Những biểu hiện lâm sàng thường thấy của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis là lợn gầy, da khô, lông xù, niêm mạc mắt nhợt nhạt, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng hoặc sệt. Quan sát của chúng tôi về triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis phù hợp với mô tả của Skrjabin và Petrov (1963).

     

    3.3. Bệnh tích đại thể của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis

     

    Mổ khám lợn ở 5 huyện và thị xã thuộc tỉnh Thái Nguyên để đánh giá tác động của giun Trichocephalus suis gây ra đối với vật chủ, quan sát biến đổi đại thể ở manh tràng kết tràng của những lợn chỉ nhiễm giun Trichocephalus suis. Kết quả về bệnh tích đại thể do giun Trichocephalus suis cho lợn được trình bày ở bảng 3.

     

    Bảng 3 cho thấy tại Thái Nguyên trong 400 lợn mổ khám có 108 lợn nhiễm giun Trichocephalus suis, trong đó, 31 lợn có bệnh tích đại thể, chiếm tỷ lệ là 28,70%, biến động 13,33-37,93%. Khi mổ khám nhận thấy, bệnh tích ruột già lợn rõ rệt khi số lượng giun Trichocephlus suis ký sinh ở ruột già từ 211 con trở lên, đó là niêm mạc manh tràng và kết tràng bị sùi lên, có các nốt loét, đầu giun Trichocephalus suis cắm nhiều ở manh tràng gây ra xuất huyết, lòng manh tràng và kết tràng chứa nhiều dịch màu nâu hồng.

    Nếu so sánh tỷ lệ biểu hiện triệu chứng lâm sàng của lợn nhiễm giun Trichocephalussuis (14,26%) với tỷ lệ lợn có bệnh tích qua mổ khám (28,70%) thì tỷ lệ lợn có bệnh tích là cao hơn. Điều đó cho thấy, một số lợn có bệnh tích nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng rõ rệt, có thể do bệnh tích của những lợn này còn ít nên chưa biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với dẫn liệu của tác giả Leland (2005).

     

    3.4. Bệnh tích vi thể ở ruột già của lợn nhiễm giun Trichocephalus suis

     

    Bằng phương pháp làm tiêu bản tổ chức học theo qui trình tẩm đúc parafin nhuộm Hematoxilin – Eosin, chúng tôi đã quan sát được các biến đổi vi thể ở ruột già của lợn do giun tròn Trichocephalus suis gây ra.

     

    Kết quả ở bảng 4 cho thấy, giun Trichocephalus suis ký sinh tập trung ở manh tràng và kết tràng lợn. Trong đó, giun Trichocephalus suis ký sinh ở manh tràng nhiều hơn so với kết tràng. Vì vậy, tỷ lệ và mức độ biến đổi bệnh tích vi thể cao ở manh tràng cao và nặng hơn kết tràng.

     

    Những biến đổi vi thể là biểu mô phủ của niêm mạc ruột già bị bong tróc, thoái hóa; niêm mạc ruột bị xuất huyết, các tế bào biểu mô phủ niêm mạc ruột già bị phá hủy do tác động của ấu trùng và giun trưởng thành; xuất hiện hồng cầu, tế bào viêm và ổ viêm trong niêm mạc ruột già.

     

    IV. KẾT LUẬN

     

    Tỷ lệ nhiễm giun Trichocephalus suis ở lợn tiêu chảy là 34,37%, cao hơn so với lợn bình thường (23,90%). Lợn nhiễm giun Trichocephalus suis với cường độ nặng và rất nặng có triệu chứng lâm sàng: lợn gầy, da khô, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, tiêu chảy.

     

    Một số lợn nhiễm giun Trichocephalus suis có bệnh tích đại thể: niêm mạc manh tràng, kết tràng sùi lên, xuất huyết, có nhiều nốt loét, có dịch mầu nâu hồng trong lòng manh tràng và kết tràng. Bệnh tích vi thể tập trung chủ yếu ở manh tràng và kết tràng của lợn: biểu mô ruột bị phá hủy, niêm mạc ruột sung huyết; xuất hiện hồng cầu, tế bào viêm và ổ viêm trong niêm mạc ruột già.

    Nguồn: Tạp chí KHKT Chăn nuôi số tháng 3.2021

    Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 73, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.

    Điện thoại: 024.36290621

    Fax: 024.38691511

    E – mail: tapchichannuoi@hoichannuoi.vn

    Website: www.hoichannuoi.vn

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Amanda Lee (2012). Internal parasites of pigs, Pig Health Coordinator, Menangle, Pp. 3.
    2. Jorgen Hansen and Prian Perry (1994). The Epidemiology, Diagnosis and Control of helminth parasites of ruminant, International Livestock Centre for Africa. Addis Ababa, Ethiopia, Ilrad, Pp. 17- 18, 113.
    3. Nguyễn Thị Kim Lan (2012). Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp – Hà Nội, Trang 48-49.
    4. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Minh (1996). Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Trang 157-58.
    5. Hồ Văn Nam (1982). Giáo trình chẩn đoán bệnh không lây ở gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    6. Cao Xuân Ngọc (1997). Giải phẫu bệnh đại cương thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    7. Leland Shapiro S. (2005). Pathology & parasitology for veterinary technicians, Pp. 179.
    8. Skrjabin K.I. and A.M. Petrov (1963). Nguyên lý môn giun tròn thú y (Tập 1), Nxb Khoa học – Kỹ thuật, Trang 102-04 (Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm và Tạ Thị Vịnh dịch).
    9. Nguyễn Như Thanh (2000). Cơ sở của phương pháp nghiên cứu dịch tễ học thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.