Ngày 2/3, ông Thủy Lệ Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Trạm thú y huyện Krông Búk kịp thời dập tắt ổ bệnh lở mồm long móng trên đàn bò 182 con tại xã Cư K’bô, huyện Krông Búk.
Phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại chống dịch lở mồm long móng ở bò
Trước đó, Trạm thú y huyện Krông Búk phát hiện bệnh lở mồm long móng trên đàn bò 182 con của 48 hộ dân, 3 thôn trên địa bàn xã Cư K’bô ngày 7 tháng 2. Qua kiểm tra, Chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Đắk Lắk lấy mẫu xét nghiệm gửi Chi cục thú y vùng VI, kết quả đàn bò của các hộ dân dương tính vi rút lở mồm long móng, serotype O.
Để ngăn chặn bệnh lở mồm long móng lan rộng, Ủy ban Nhân dân huyện Krông Búk công bố dịch lở mồm long móng trên địa bàn huyện, nghiêm cấm việc vận chuyển, giết mổ gia súc trong vùng xảy ra dịch. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trạm thú y huyện Krông Búk tổ chức phun tiêu độc khử trùng, tiêm phòng bao vây đàn bò 800 con; vận động người dân vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng, cách ly bò bị bệnh, cho ăn cháo loãng, cỏ mềm và tuyệt đối không thả rông bò bị bệnh để tránh lây lan.
Trạm thú y huyện Krông Búk cho biết, đến ngày 1/3, toàn bộ số bộ số bò bị mắc bệnh lở mồm long móng tại xã Cư K’bô đã được chữa trị khỏi bệnh, không phát sinh thêm ca bệnh mới tại địa phương.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk Thủy Lệ Vũ, Đắk Lắk đang bước vào mùa khô không phải thời điểm phát sinh bệnh lở mồm long móng theo chu kỳ hàng năm.
Tuy nhiên, việc mua bán, vận chuyển trâu bò từ các địa phương có dịch đến Đắk Lắk có thể là nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng tại địa phương.
Phạm Cường
Nguồn: Báo Dân tộc miền núi
- Trạm thú y li>
- lở mồm long móng li>
- dịch bệnh gia súc li>
- Đắk Lắk li>
- Krông Búk li>
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y li> ul>
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
Tin mới nhất
T3,14/01/2025
- Phát triển chăn nuôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
- Philippines cho phép nhập khẩu thịt gia cầm và thịt lợn từ Argentina
- Trong ngày 12/1, liên tiếp trại chăn nuôi bị cháy do chập điện gây thiệt hại lớn
- Đưa gà Đông Tảo vươn ra thị trường thế giới
- Tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng – cánh cửa mở cho chăn nuôi bền vững tại Việt Nam
- Bộ NNPTNT trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới: Đột phá về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới
- Tổng cục Hải quan nói gì khi doanh nghiệp không được ưu đãi thuế 1% với khô dầu đậu tương
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất