[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Gia súc, gia cầm là những vật nuôi dễ cảm nhiễm với các bệnh đường hô hấp, đặc biệt vào mùa mưa, thời tiết trở lạnh. Những bệnh đường hô hấp phổ biến trên gia súc, gia cầm là bệnh hô hấp mãn tính (CRD); ORT; tụ huyết trùng, thương hàn… Các bệnh trên đường hô hấp có biểu hiện lâm sàng tương đối giống nhau như chảy nhiều nước mũi, có đờm, khó thở, ho…
NGUYÊN NHÂN GIA SÚC, GIA CẦM XUẤT HIỆN NHIỀU NƯỚC MŨI VÀ ĐỜM ĐƯỜNG HÔ HẤP:
- Nước mũi và đờm được sản sinh ra từ các tuyến bên trong cây khí – phế quản. Quá trình viêm và sự kích thích từ nhiều nguyên nhân có thể kích thích phản xạ ho để khạc đờm.
- Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm xuất hiện tình trạng này như: dị ứng, yếu tố sinh lý, virus hay do nhiễm trùng. Việc sinh ra đờm là một cơ chế kháng viêm của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại. Trên các tế bào biểu mô của thành khí quản và phế quản được bao phủ bởi các lông mao có đính chất nhầy, đóng vai trò như 1 thang cuốn chất nhầy. Thang cuốn này có tác dụng bao lại tất các các tác nhân gây hại từ ngoài xâm nhập vào như vi khuẩn, virus sau đó cuốn vào trong hay tống ra ngoài hình thành nước mũi và đờm.
- Tuy nhiên, hệ thống ‘thang cuốn chất nhầy” này không thể phát huy hiệu quả của nó, nếu nó bị bão hòa do có quá nhiều bụi, vi khuẩn, virus xâm nhập. Khi đó, chất nhầy được tiết ra rất nhiều gây bão hòa, có thể gây tắc nghẹn khí quản. Lúc này, cần có biện pháp xử lý để vật nuôi không chết do nghẹt thở.
CÁCH KHẮC PHỤC TRIỆU CHỨNG SỔ MŨI, CHẢY NƯỚC MŨI TRÊN GIA SÚC, GIA CẦM
Sử dụng các thảo dược hoặc chất có tác dụng long đờm, giảm ho, tiêu chất nhầy. Các thuốc nhóm này thường dùng trong những trường hợp viêm nhiễm làm tăng độ quánh của dịch tiết trên bề mặt hệ thống biểu mô đường hô hấp:
- Thuốc long đờm chứa các hoạt chất như guaifenisin, ipecacuanha, muối amoni, muối iod, natribenzoat, terpin… có tác dụng làm loãng đờm, dễ tống ra ngoài nhờ phản xạ ho.
- Thuốc tiêu chất nhầy với các hoạt chất như acetylcystein, ambroxol, brohexin, carbocystein… có tác dụng trực tiếp lên đờm, làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách bẻ gẫy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm. Thuốc long đờm không phải là thuốc chống ho vì thuốc không có tác dụng vào cơ chế gây ho, nên thuốc không cắt được cơn ho.
DECOFRESH bao gồm thành phần hoạt động chính là Bromhexine HCl có tác dụng long đờm, tiêu chất nhầy. Tuy nhiên, Bromhexine HCl không có tác dụng giảm ho nên đồng thời sản phẩm còn sử dụng một số tinh dầu thực vật hỗ trợ, bảo vệ đường hô hấp, giảm đau, giảm ngứa cổ họng, cũng giúp tình trạng ho, viêm đường hô hấp của vật nuôi giảm đáng kể. Sản phẩm không chứa kháng sinh nên không có tác dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn. DECOFRESH nên sử dụng kết hợp với thuốc đặc trị ORT, CRT, thương hàn hay tụ huyết trùng… đem lại hiệu quả điều trị cao, khắc phục tình trạng chảy nước mũi, khó thở cho gia cầm nhanh chóng mà lại an toàn!
CÔNG DỤNG CỦA SẢN PHẨM BỖ TRỢ DECOFRESH
1. LONG ĐỜM, ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG CHẢY NƯỚC MŨI GIÚP THÔNG KHÍ QUẢN
Bromhexin hydrochlorid là chất có tác dụng long đờm. Do hoạt hóa tổng hợp sialomucin và phá vỡ các sợi acid mucopolysaccharid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Giúp đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả.
Bromhexin chuyển hóa chủ yếu ở gan thành ambrosol là chất chuyển hóa vẫn còn hoạt tính được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi gia cầm vì đặc tính phân giải đờm và chất nhầy trong điều trị bệnh hô hấp trên gia cầm. Bromhexin HCl có thể kết hợp với kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin…) làm tăng nồng độ khuếch tán của kháng sinh vào mô phổi và phế quản. Vì vậy, bromhexin có thể có tác dụng như một thuốc bổ trợ trong điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, làm tăng tác dụng của kháng sinh.
2. BẢO VỆ NIÊM MẠC MŨI, NIÊM MẠC ĐƯỜNG HÔ HẤP
DECOFRESH còn chứa một số tinh dầu thảo dược đặc biệt giúp bảo vệ niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp của gia cầm. Các loại tinh dầu có sẵn trong tự nhiên, an toàn, hiệu quả, ít độc hại và không có dư lượng kháng sinh nên thường được chú ý sử dụng để phòng ngừa và điều trị hiệu quả đường hô hấp cho gia cầm:
(1) Tinh dầu khuynh diệp
Có chứa thành phần quan trọng nhất là 1, 8 -cineole (trên 80%), đây là một hợp chất có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và giảm đau mạnh, dễ dàng được hấp thu qua đường uống. Nó giúp cải thiện triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp, bao gồm: bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm xoang, cảm lạnh thông thường, ho và cảm cúm.
(2) Camphor
Camphor là một hoạt chất được chiết từ vỏ và gỗ của cây Cinnamomum camphora (cây lão não).
Tác dụng giảm đau và giảm ngứa của Camphor có thể do sự kích thích các đầu tận cùng của dây thần kinh. Ngoài ra, camphor còn có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp và diệt nấm gây nhiễm trùng ở móng chân.
(3) Tinh dầu bạc hà, methol
Tinh dầu bạc hà với hoạt chất chính là menthol, chất kháng khuẩn tự nhiên, nó thường được dùng để giảm ho, hỗ trợ chữa trị và làm giảm triệu chứng của các bệnh như hen, giảm tắc nghẽn mũi, họng do đờm, chất nhày.
Bảo vệ xoang mũi, niêm mạc đường hô hấp: tinh dầu bạc hà hoạt động như một thuốc long đờm, làm thông thoáng đường hô hấp, giảm ngứa họng.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
Pha vào nước cho uống. Dùng liên tục 5 ngày.
Liều dùng chung:
- Trâu, bò: 10 ml/200 kg thể trọng/ngày (15 – 20 ml/con/ngày).
- Heo: 2 ml/40 kg thể trọng/ngày (4 – 5 ml/con/ngày).
- Gia cầm: 0,1 ml/2 kg thể trọng/ngày (0,1 ml/con/ngày).
Hoặc có thể cho uống với liều:
- Gia cầm: 0,25 – 0,5 ml/lít nước uống.
- Heo: 1,5 – 2 ml/lít nước uống.
- Trâu, bò: 2 – 3 ml/lít nước uống.
- Bê, nghé: 0,5 – 1 ml/lít nước uống.
Dung dịch uống
CÔNG TY THUỐC THÚ Y Á CHÂU
Địa chỉ: 130 Quốc lộ 1A, phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (+84).292.3913347
Fax: (+84).292.3913349
Hotline: 1900 986 834
Email: [email protected]
Website: apc-health.vn
- achaupharm li>
- điều trị long đờm li>
- thuốc thú y Á châu li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- Mô hình chăn nuôi bò lai an toàn, khép kín
- Thanh Hóa: Siết chặt quản lý kinh doanh thuốc thú y
- Zoetis và Megavet ra mắt Synovex®S: Bước đột phá nâng cao năng suất bò thịt Việt Nam
- Nâng tầm chất lượng và tối ưu thức ăn thủy hải sản
- Bổ sung kẽm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng: Liên quan đến tích trữ Phosphorus trong xương
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi thúc đẩy sản xuất gia cầm bền vững như thế nào
- Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại
- Không để ngành chăn nuôi vỡ trận vì buôn lậu
Tin mới nhất
T2,23/06/2025
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- Mô hình chăn nuôi bò lai an toàn, khép kín
- Thanh Hóa: Siết chặt quản lý kinh doanh thuốc thú y
- Zoetis và Megavet ra mắt Synovex®S: Bước đột phá nâng cao năng suất bò thịt Việt Nam
- Nâng tầm chất lượng và tối ưu thức ăn thủy hải sản
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- Bổ sung kẽm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng: Liên quan đến tích trữ Phosphorus trong xương
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi thúc đẩy sản xuất gia cầm bền vững như thế nào
- Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Tôi muốn đặt 1 lọ thì đặt ntn