Nhật Bản đã xác nhận các trường hợp cúm gia cầm đầu tiên vào hôm 28/10 tại một số trang trại của tỉnh Okayama ở phía Tây và tỉnh Hokkaido ở phía Bắc.
Nhân viên kiểm dịch tiêu hủy gia cầm sau khi phát hiện ổ dịch tại một trang trại ở Hiroshima, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, dịch cúm gia cầm đang lan nhanh một cách bất thường ở Nhật Bản.
Tính tới ngày 26/11, giới chức Nhật Bản đã xác định 18 ổ dịch cúm gia cầm ở các trang trại tại 12 trong số 47 tỉnh, thành của nước này.
Theo hãng tin Jiji Press, số lượng ổ dịch có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới cùng với xu hướng gia tăng trên toàn cầu.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) đã yêu cầu các trang trại thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm một cách triệt để, đồng thời phát hiện và nhanh chóng báo cáo về các ca nghi nhiễm.
Nhật Bản đã xác nhận các trường hợp cúm gia cầm đầu tiên vào hôm 28/10 tại một số trang trại của tỉnh Okayama ở phía Tây và tỉnh Hokkaido ở phía Bắc.
Sau đó, giới chức nước này tiếp tục phát hiện các ổ dịch khác ở hai tỉnh Kagawa và Hyogo ở phía Tây, Ibaraki ở phía Đông và một số nơi khác.
Cúm gia cầm cũng đang hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy năm nay đã có tới 50,54 triệu con gia cầm được phát hiện nhiễm bệnh tại Mỹ.
Ở châu Âu, các ca nhiễm bệnh đã được xác nhận ngay cả trong mùa Hè, khi không phát hiện thấy loài chim di cư nào mang virus.
- Quảng Ngãi triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm
- Bắc Giang xây dựng vùng an toàn dịch cúm gia cầm đầu tiên ở miền Bắc
Cúm gia cầm là một bệnh do virus hoành hành trên các loài gia cầm với tỷ lệ chết rất cao ở các trang trại chăn nuôi.
Mặc dù hầu hết các loại virus cúm gia cầm không lây truyền sang người, song một số biến thể, chẳng hạn như H5N1, có thể lây nhiễm sang người.
Hiện tại, H5N1 chỉ lây từ động vật sang người, nhưng các chuyên gia lo ngại sự tiến hóa của virus theo hướng truyền từ người sang người sẽ gây ra đại dịch toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)
- dịch cúm gia cầm li> ul>
- Chăn nuôi đặc sản bản địa: Cải thiện để phát triển bền vững
- Nhập khẩu thức ăn gia súc từ các thị trường năm 2022
- Bà Rịa- Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
Tin mới nhất
T3,31/01/2023
- Chăn nuôi đặc sản bản địa: Cải thiện để phát triển bền vững
- Nhập khẩu thức ăn gia súc từ các thị trường năm 2022
- Bà Rịa- Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất