Doanh nghiệp chăn nuôi: "Tăng tốc" chuyển đổi số - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Thái Bình, Phú Thọ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 61.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Tiền Giang, Trà Vinh 61.000 đ/kg
    •  
  • Doanh nghiệp chăn nuôi: “Tăng tốc” chuyển đổi số

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là xu thế toàn cầu không thể đảo ngược, đó cũng là xu thế tất yếu các ngành kinh tế nói chung và chăn nuôi nói riêng. Đây cũng là cơ hội để ngành chăn nuôi tăng tính cạnh tranh và phát triển đột phá.

     

    Chuyển đổi số: Điều tất yếu

    Áp dụng công nghệ chăn nuôi chính xác để quản lý, theo dõi vật nuôi (Ảnh: Nguyễn Phương Nhung)

     

    Một điều tra gần đây của Công ty tư vấn McKinsey cho thấy, dịch bệnh đang có những tác động chưa từng có lên xu thế kinh doanh của các công ty, cụ thể là chuyển đổi số. Theo điều tra toàn cầu Global Survey of Executives, đại dịch đã khiến các công ty đẩy nhanh số hóa các dịch vụ khách hàng, chuỗi cung ứng và hoạt động công ty từ 3 – 4 năm so với dự kiến. Về mặt sản phẩm mới dựa trên công nghệ số hóa, con số này lên đến 7 năm – điều khiến các nhà phân tích của McKinsey sửng sốt. Nói đơn giản, đại dịch đã đẩy cuộc cách mạng số đi sớm gần một thập kỷ. Quá trình chuyển đổi số tưởng nhọc nhằn, khó khăn và kéo dài ở một số tổ chức đã diễn ra chỉ trong vài tháng ngắn ngủi.

     

    Trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030) được Chính phủ phê duyệt đã xác định nông nghiệp là một trong tám ngành được ưu tiên chuyển đổi số. Nắm bắt xu thế đó, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi Việt Nam của nước ta đã có những nhiều bước đi chuyển đổi số.

     

    Tăng tốc chuyển đổi số

     

    Chương trình chuyển đổi số được tập đoàn Mavin thực hiện trong 5 năm (từ 2019 – 2023), với mục tiêu xây dựng Mavin trở thành Tập đoàn số sáng tạo nhất trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam. Chương trình gồm 4 trụ cột quan trọng: ERP, Điện toán đám mây, số hóa và sử dụng hệ thống sản xuất thông minh. Chương trình có tổng vốn đầu tư 5 triệu USD,được kỳ vọng sẽ tạo ra vị thế quan trọng, tăng sức mạnh cạnh tranh của Mavin trên thị trường.

     

    Ngày 5/4/2021, tại Tiền Giang, Công ty Cổ phần Dược Thú y Cai Lậy (Mekovet) đã chính thức vận hành Hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP SAP S/4HANA. Mekovet là đơn vị thứ 3 của Tập đoàn Mavin được số hóa với việc ứng dụng Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp tiên tiến nhất thế giới hiện nay ERP SAP S/4HANA (trước đó là ngành thức ăn chăn nuôi và Thực phẩm chế biến).

     

    Ứng dụng ERP SAP S/4HANA đối với ngành dược thú y của Mavin hướng đến các mục tiêu: Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế; Tăng tính hợp tác, phối hợp giữa các bộ phận; Hoạt động chuẩn mực, thông tin minh bạch, chính xác, kịp thời; Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chuẩn mực số hóa mang lại lợi ích cho khách hàng.

     

    Trước đó, Tập đoàn Mavin và Tinhvan Consulting khởi động dự án triển khai Hệ thống quản trị nguồn nhân lực HiStaff. Mavin có hơn 2.000 cán bộ nhân viên, hoạt động rải rác trên toàn quốc tại các nhà máy, trang trại chăn nuôi. Theo chiến lược phát triển, dự kiến quy mô nhân sự của Mavin sẽ tăng lên gấp đôi trong vài năm tới. Vì vậy, số hóa hoạt động quản lý nhân sự sẽ có vai trò to lớn trong việc giảm chi phí hành chính, giảm thời gian tương tác giữa các bộ phận, giúp quản lý nhân sự có thể tiếp cận nguồn thông tin kịp thời… qua đó sẽ giúp Mavin tăng cường chất lượng công tác quản trị, điều hành, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

     

    Trong chương trình chuyển đổi số, Mavin đã và đang rất quyết liệt số hóa các ngành sản xuất với việc triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP, phần mềm quản lý sản xuất trại heo Porcitec, các phần mềm E-learning, E-Office… để hướng tới số hóa toàn bộ hoạt động của Tập đoàn vào năm 2023.

     

    Còn theo ông Nguyễn Minh Thắng, Giám đốc Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi Chăn nuôi Bình Phước (Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam), cho biết quy mô nhà máy lớn nhưng chỉ có tổng cộng 38 người từ quản lý, kỹ thuật, bảo vệ. Trong đó trực tiếp sản xuất chỉ có 7 người. Tức mỗi công đoạn đều được trang bị công nghệ tự động hóa cao.

     

    Ngay cả khâu nhập nguyên liệu vào và xuất thành phẩm ra đều được tự động, không có con người tham gia. Việc ứng dụng công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo AI, dữ liệu lớn Big Data trong quản lý điều hành và sản xuất chăn nuôi được đánh giá là khâu then chốt. Đây sẽ là điều kiện nhằm nâng cao nâng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh với giá thành hợp lý, hướng đến chăn nuôi phát triển bền vững.

     

    Đầu tháng 3 vừa qua, Tập đoàn TH- doanh nghiệp sở hữu Kỷ lục “Cụm trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín có quy mô lớn nhất thế giới” (xác lập năm 2020) đã khởi động Dự án chuyển đổi nền tảng công nghệ của Tập đoàn TH lên SAP S/4 HANA. Dự án này của TH là dự án chuyển đổi toàn diện nền tảng công nghệ SAP có quy mô lớn và bao trùm. “Để thấy tính ưu việt về khả năng xử lý dữ liệu lớn trong thời gian thực của công nghệ mới, hãy thử tưởng tượng, trước đây để phân tích dữ liệu của một tệp excel 1.000 dòng cần tốn nhiều giờ, thì nay, với công nghệ mới, người ta có thể xử lý một tệp 10 triệu dòng chỉ với 1 giây”,ông Nguyễn Xuân Khoa, Giám đốc Công nghệ Thông tin Tập đoàn TH chia sẻ.

     

    Theo đại diện của Vinamilk, việc ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 toàn diện như hệ thống tự động hóa và trí thông minh nhân tạo (AI) vào việc quản lý, vận hành trang trại chăn nuôi bò sữa sẽ đảm bảo đàn bò luôn được chăm sóc tối ưu, kỹ lưỡng từ đó các cá thể có sức khỏe tốt, cho ra năng suất cao và chất lượng sữa tươi nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cao. Toàn bộ trang trại sử dụng rất nhiều phầm mềm quản lý, từ quản lý khẩu phần, quản lý dinh dưỡng, quản lý sức khỏe bò bê, quản lý đàn, quản lý máy móc thiết bị… các phần mềm này được tích hợp, liên kết và đưa lên điện toán đám mây, giúp cho việc lưu trữ, phân tích và truy cập luôn dễ dàng, thuận tiện.

     

    Tại Resort Bò sữa Vinamilk Tây Ninh là trang trại mở đầu cho làn sóng ứng dụng công nghệ hiện đại 4.0 vào chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam. Các hệ thống quản lý và vận hành các hoạt động bên trong trang trại được tự động hóa, nhân viên có thể theo dõi sát sao các công việc ở trang trại dù có đang ở nơi đâu. Đại diện lãnh đạo một doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi khác biết đã triển khai và áp dụng văn phòng điện tử (phần mềm Base). Đây là điều mới thậm chí là rất mớ trong ngành Thức ăn chăn nuôi. Bởi lẽ, doan nghiệp này tham gia ngành sau các công ty khác nên nếu cứ làm theo cách cũ sẽ rất khi đuổi kịp những công ty đi trước.

     

    Khi áp dụng Base còn giúp các cấp quản lý xây dựng kế hoạch làm việc, giao việc cụ thể cho từng cá nhân, tạo lịch nhắc hoàn thành công việc kịp tiến độ bằng nhiều hệ thống cảnh báo bằng chuông. Thậm chí, cấp quản lý cũng tự giao việc cho mình và nhân bản nội dung công việc giao cho từng nhân viên. Bất cứ lúc nào Base cũng có thể báo kết quả thống kê tất cả các thông tin, tỷ lệ hoàn thành tiến độ công việc của từng cá nhân, các vị trí quản lý có thể nhận thấy các vị trí đang hoạt động hiệu quả ra sao. Chỉ ra được cá nhân nào làm tốt, cá nhân nào chưa tốt, công việc nào đạt hiệu quả và hiệu quả đạt chi tiết thế nào…. Qua đó giúp cấp quản lý có thể xây dựng, sàng lọc được đội ngũ của mình đảm bảo hiệu quả công việc được giao.

     

    Những thách thức

     

    Mới đây, tại hội thảo do Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN&PTNT) tổ chức, PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh và TS. Phạm Vũ Minh Tú (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) chia sẻ: Để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, cần tập trung xây dựng hệ thống dữ liệu lớn và cơ sở tri thức của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp (trên không, mặt đất) phụ vụ hoạt động nông nghiệp. Cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

     

    Cùng với đó, cần chuẩn hoá và tự động hoá quy trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; tự động hoá, cơ giới hoá sản xuất, quy trình quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm hướng đến một nền nông nghiệp được cơ giới hoá đồng bộ. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số tạo nên một mô hình nông thôn thông minh.

     

    Khó khăn hiện nay, đó là trình độ nhân lực lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm số lượng lớn là nông dân không được đào tạo chuyên môn bài bản, mà hầu hết là kinh nghiệm được truyền từ đời trước sang đời sau. Nguồn nhân lực này cũng hạn chế trong việc tiếp nhận đào tạo tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó, cần đào tạo kỹ năng số cho nông dân áp dụng trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo, đẩy mạnh triển khai thương mại điện tử trong nông nghiệp.

     

    Tâm An

     

    BÀ NGUYỄN THỊ THANH THỦY, VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG, BỘ NN&PTNT

    Ngành nông nghiệp quan tâm đến chuyển đổi số Những năm gần đây, ngành nông nghiệp đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nhiều các giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực. Với chăn nuôi, chăn nuôi, công nghệ IoT, blockchain, công nghệ sinh học được áp dụng rộng ở trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Ngành chăn nuôi bò sữa ứngdụng công nghệ số nhiều nhất, với mô hình nổi bật là các trang trại hiện đại của Tập đoàn TH, Công ty Vinamilk.

     

    ÔNG DAVID JOHN WHITEHEAD, CHỦ TỊCH HĐQT TẬP ĐOÀN MAVIN: Số hóa chính là cơ hội tuyệt vời

    Chúng tôi tự hào là một trong số ít các công ty trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất, chăn nuôi. Không hề nói quá khi khẳng định rằng Mavin là công ty duy nhất hiện nay áp dụng công nghệ tự động hóa trong ngành chăn nuôi. Công nghệ cao đã và đang giúp Mavin tăng năng suất lao động, kiểm soát tốt chi phí và tăng hiệu quả hoạt động. Số hóa chính là cơ hội tuyệt vời để hiện đại hóa, hướng đến tính chính xác trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Mavin.

     

    P.V (ghi)

     

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.