Để giải quyết tận gốc tình trạng chăn nuôi lợn gây ô nhiễm trong nội ô thành phố Biên Hòa, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã phối hợp cùng UBND thành phố Biên Hòa tiến hành cưỡng chế bằng cách ngưng cung cấp điện sinh hoạt đối với hơn 40 hộ chăn nuôi tại các phường Long Bình, Trảng Dài và Tân Phong (Biên Hòa).
Thời gian ngưng cung cấp điện của các hộ này là 9 tháng.
Theo thống kê của thành phố Biên Hòa, hiện toàn thành phố có gần 670 hộ chăn nuôi với đàn lợn khoảng 72.000 con; trong đó, 3 phường nội ô thành phố là Tân Phong, Trảng Dài và Long Bình có 187 hộ chăn nuôi, tổng đàn gần 16.000 con. Số còn lại thuộc về các xã (Phước Tân, Tam Phước, An Hòa, Long Hưng) mới nhập vào thành phố Biên Hòa.

Đồng Nai dùng biện pháp mạnh đối với những hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường.
Trước khi tiến hành cưỡng chế, thành phố Biên Hòa đã ban hành 169 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (mỗi hộ bị phạt 2,5 triệu đồng). Đồng thời, đề ra thời hạn buộc các hộ phải chấm dứt nuôi lợn.
Tuy nhiên, nhiều hộ không chấp hành, thành phố phải dùng biện pháp mạnh.
Những ngày tới, Biên Hòa tiếp tục cưỡng chế khoảng 25 hộ; thành phố phấn đấu đến cuối tháng 8/2016 sẽ giải quyết triệt để tình trạng chăn nuôi ở các phường nội ô.
Để việc cưỡng chế phát huy hiệu quả, tránh trường hợp người bị cưỡng chế đấu nối điện từ những hộ dân xung quanh để sử dụng, ngành điện lực Đồng Nai đã có văn bản gửi các hộ dân sống gần hộ bị ngưng cung cấp điện.
Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn lớn nhất cả nước với trên 1,7 triệu con. Tình trạng nuôi lợn trong thành phố Biên Hòa là vấn đề nhức nhối, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, làm mất mỹ quan đô thị.
Từ nhiều năm trước, Đồng Nai đã đề ra chủ trương ngưng chăn nuôi, tỉnh dùng biện pháp tuyên truyền, vận động song đa số các hộ không chấp hành.
Quỳnh Hương
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Một mô hình nuôi dê nhốt chuồng hiệu quả
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
Tin mới nhất
T5,28/09/2023
- Ninh Bình: Khởi sắc trong sản xuất chăn nuôi 9 tháng đầu năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò thịt trong tỉnh giảm 3.300 con so với cùng kỳ
- Từ ‘sóng’ DBC nhìn về chu kỳ cổ phiếu chăn nuôi
- Chiến lược phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 9.2023
- De Heus: Khánh thành Nhà máy Thức ăn Thủy sản công suất 240.000 tấn/năm
- HANVET: Khát vọng nội địa hóa vắc xin
- Quy trình bảo vệ đàn vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/09/2023
- Cho gà uống trà hoa vàng, ăn dược liệu thu lãi cả trăm triệu
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất