Trong đợt cao điểm hành động Năm Vệ sinh an toàn thực phẩm (từ tháng 10-2015 – 2-2016), Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn đã thí điểm triển khai xây dựng các chuỗi liên kết, cấp xác nhận sản phẩm an toàn cho các cơ sở bày bán sản phẩm nông sản, thực phẩm.
Những cơ sở đủ điều kiện được cấp giấy xác nhận sẽ được gắn logo để người tiêu dùng biết đây là nơi bán thực phẩm an toàn. Tết Nguyên đán 2016, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã triển khai thí điểm các điểm bán thịt heo an toàn tại một số chợ trên địa bàn tỉnh.
Tiểu thương bán thực phẩm an toàn sẽ được cấp chứng nhận.
Ảnh chụp: Gian hàng bán thịt heo tại chợ Biên Hòa.
Nhiều năm qua, Đồng Nai đã có 3 vùng GAHP (thực hành chăn nuôi an toàn trong các vùng ưu tiên) với trên ngàn hộ chăn nuôi, trong đó hơn 600 hộ đã được cấp chứng nhận VietGAP. Tuy nhiên, hiện đa số các loại thực phẩm sạch này vẫn được bán ngoài chợ như hàng thường vì chưa có điểm bán sản phẩm an toàn được xác nhận. Theo đó, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Đồng Nai vừa triển khai thí điểm dự án chuỗi tiêu thụ rau, thịt an toàn tại chợ truyền thống. Dự án đã chọn một số chợ tại huyện Vĩnh Cửu và huyện Tân Phú để triển khai thí điểm việc cấp giấy chứng nhận.
Ông Nguyễn Văn Mây, Trưởng ban quản lý chợ Vĩnh An (thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu), cho biết trong chợ có hàng trăm hộ kinh doanh thịt, rau các loại nhưng chỉ có khoảng 40 hộ đủ điều kiện, có sạp chính chủ được chọn tham gia chương trình thí điểm này. Trước mắt, ban quản lý mới lấy danh sách tiểu thương, còn rất nhiều hoạt động cần triển khai, như: tập huấn cho tiểu thương về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh nguồn gốc thực phẩm, xét nghiệm xác nhận thực phẩm an toàn… Và chỉ những hộ đạt mới được cấp giấy chứng nhận bán thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, chương trình này rất được tiểu thương quan tâm vì bây giờ người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề thực phẩm an toàn.
Bà Lê Thị Kim Nga, tiểu thương bán thịt heo tại chợ Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu), chia sẻ: “Mỗi lần xuất hiện thông tin chất cấm là tiểu thương kinh doanh thịt heo bị ảnh hưởng rất nhiều. Sức tiêu thụ giảm hẳn vì người tiêu dùng e ngại, mặc dù tiểu thương chúng tôi đã giải thích rất nhiều để chứng minh đây là thịt an toàn. Chính vì vậy, tiểu thương chúng tôi mong sớm được cấp giấy chứng nhận để người tiêu dùng an tâm mỗi khi mua hàng”.
* Gỡ khó về cơ chế
Tuy chính sách đã có nhưng việc triển khai cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm an toàn trong thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc. Việc triển khai cấp chứng nhận trên diện rộng vẫn còn nhiều khó khăn. Trong đó, yêu cầu của sản phẩm được xác nhận an toàn phải được kiểm chứng chặt chẽ theo chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến khâu tiêu thụ nên không phải ai cũng đủ điều kiện.
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – phát triển nông thôn Trần Thanh Nam diễn ra vào giữa tháng 5-2016, ông Huỳnh Thành Vinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp – phát triển nông thôn, cho biết: “Tết Nguyên đán 2016, Sở có cấp giấy chứng nhận tạm thời cho một số tiểu thương tham gia chương trình thí điểm chuỗi bán thịt heo an toàn. Tuy nhiên, việc quản lý các cơ sở kinh doanh thực phẩm còn chồng chéo giữa các bộ, ngành và hiện vẫn chưa có quy định riêng hay văn bản hướng dẫn cụ thể về việc cấp chứng nhận này nên gặp khó khăn khi triển khai vào thực tế”.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam khẳng định bộ rất ủng hộ chủ trương xây dựng chợ đầu mối và nỗ lực xây dựng hệ thống phân phối thịt, thực phẩm an toàn đến các chợ truyền thống của Đồng Nai nên sẽ tạo mọi điều kiện về cơ chế, chính sách để địa phương triển khai thực hiện. Hiện an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề nóng hiện nay. Ở đây, việc quan trọng là hình thành được chuỗi liên kết từ nông dân, hiệp hội, nhất là thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Bình Nguyên
(Theo Chăn Nuôi Việt Nam)
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li> ul>
- Mavin tiếp tục là Thương hiệu sản xuất trong nước tốt nhất của Auscham Việt Nam
- Nga: Ngành gia cầm đặt mục tiêu tham vọng
- Dự báo cung cầu đậu tương toàn cầu niên vụ 2022/23
- Quảng Ninh: Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số
- Chăn nuôi tuần hoàn: Yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững
- Bệnh viêm da nổi cục và lở mồm long móng cùng xuất hiện trên bò
- Thoát vòng xoáy của thị trường nhờ nuôi lợn đen bản địa
- Ngành chăn nuôi heo: Chờ khởi sắc
- Tương lai của đậu nành Hoa Kỳ sẽ ra sao?
- Tình hình nhập khẩu phụ phẩm từ ngô (DDGS, cám ngô, bột gluten ngô) năm 2022 và dự báo
Tin mới nhất
T5,23/03/2023
- Mavin tiếp tục là Thương hiệu sản xuất trong nước tốt nhất của Auscham Việt Nam
- Nga: Ngành gia cầm đặt mục tiêu tham vọng
- Dự báo cung cầu đậu tương toàn cầu niên vụ 2022/23
- Quảng Ninh: Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số
- Chăn nuôi tuần hoàn: Yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững
- Bệnh viêm da nổi cục và lở mồm long móng cùng xuất hiện trên bò
- Thoát vòng xoáy của thị trường nhờ nuôi lợn đen bản địa
- Ngành chăn nuôi heo: Chờ khởi sắc
- Tương lai của đậu nành Hoa Kỳ sẽ ra sao?
- Tình hình nhập khẩu phụ phẩm từ ngô (DDGS, cám ngô, bột gluten ngô) năm 2022 và dự báo
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất