Hiện tại, giá lợn hơi đã xuống mức thấp nhất trong một năm qua khiến người nuôi thua lỗ, nhiều hộ phải bỏ trống chuồng.
Những ngày qua, giá lợn hơi đã giảm mạnh, hiện xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua, dao động khoảng 60.000 – 70.000 đồng/kg. So với thời điểm này năm ngoái, giá lợn hơi trên cả nước giảm 23.000 – 26.000 đồng/kg.
Tại xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam – nơi từng là “thủ phủ” chăn nuôi lợn lớn nhất miền Bắc cách đây vài năm, giá lợn hơi thu mua tại chuồng chỉ còn ở quanh mức 65.000 đồng/kg, giảm gần 20.000/kg so với hồi trước Tết Nguyên đán vừa qua. Giá lợn hơi giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt trong nhiều tháng qua, khiến nhiều người chăn nuôi thua lỗ, phải bỏ chuồng.
Anh Phạm Bá Thắng, một hộ chăn nuôi quy mô lớn ở xã Ngọc Lũ cho biết, gia đình anh bình thường nuôi từ 300 – 500 con lợn thịt. Từ đầu năm 2021, anh phải “bán non” bớt lợn bởi không gánh nổi chi phí khi giá lợn sụt giảm mà giá thức ăn chăn nuôi lại leo thang. Riêng tiền thức ăn chăn nuôi, so với năm ngoái, anh phải chi thêm mấy chục triệu đồng mỗi tháng.
“Nếu mức giá bình quân hiện nay khoảng 65.000 đồng/kg lợn hơi, chúng tôi nuôi khéo lắm cũng không đủ bù chi phí, đấy là chưa kể đến rủi ro dịch bệnh. Nếu giá thức ăn tiếp tục tăng cao, càng nuôi chúng tôi càng lỗ”, anh Thắng chia sẻ.
Nhiều hộ nông dân đã “treo” chuồng vì giá lợn xuống thấp, chăn nuôi thua lỗ.
Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN, hiện tại, miền Bắc là khu vực có giá lợn hơi thấp nhất cả nước, hiện dao động trong khoảng 64.000-69.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, mức giá lợn hơi khoảng 67.000 – 75.000 đồng/kg. Còn tại khu vực miền Nam, giá thịt lợn từ 67.000 đến 71.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nguyên nhân giá thịt lợn giảm là nguồn thịt lợn đông lạnh nhập khẩu vẫn còn lớn, trong khi việc tái đàn ở trong nước vẫn đạt hơn 70%. Trong quý 1/2021, Việt Nam nhập khẩu gần 169.300 tấn thịt và sản phẩm từ thịt; tăng 0,5% về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Riêng thịt lợn nhập khẩu là 34.650 tấn; tăng hơn 101% về lượng so với cùng kỳ năm 2020.
Giá lợn hơi giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng chóng mặt trong nhiều tháng qua, khiến không ít nông dân thua lỗ, phải bỏ chuồng.
Trong bối cảnh giá lợn hơi xuống thấp, giá thức ăn chăn nuôi lại tăng mạnh, hàng loạt doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vừa tiếp tục thông báo tăng giá do nguyên liệu ngày càng tăng cao. Trong khi, dịch tả lợn châu Phi và dịch bệnh Covid-19 lại đang diễn biến khó lường nên việc vận chuyển, tiêu thụ trở nên khó khăn, nhiều nông dân lo ngại lúc đấy sẽ không bán được nên với mức giá nào họ cũng cho xuất chuồng.
Giá lợn hơi giảm mạnh khiến người nuôi lao đao.
Ngoài ra, thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang tiêu thụ các loại thực phẩm khác thay cho thịt lợn, như thịt bò, thịt gà, thủy hải sản,… khiến nhu cầu thịt lợn không còn cao như trước. Cùng với đó, trước tình hình dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể nhà trường, dịch vụ nấu ăn phục vụ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động khiến lượng tiêu thụ thịt lợn giảm đáng kể./.
Trần Ngọc/VOV.VN
- giá lợn hơi li>
- giá heo giảm li> ul>
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
Tin mới nhất
T4,18/06/2025
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Bình luận mới nhất