[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá lúa mì của Mỹ và một số thị trường khác tại thời điểm tuần thứ 3 của tháng 10/2022 tăng so với tháng trước, trong khi giá lúa mỳ ở một số thị trường khác như Romani, Achentina… giảm.
– Trong tháng 9/2022, giá nhập khẩu lúa mỳ bình quân ở mức 424 USD/tấn, tăng 6,3% so với tháng trước và tăng 37,2% so với tháng 9/2021.
Theo báo cáo mới nhất của USDA, dự báo về sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 2022/23 đạt 781,7 triệu tấn, giảm 2,2 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 1,9 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Trong đó, Trung Quốc vượt EU trở thành nước có sản lượng lúa mỳ cao nhất thế giới, đạt 138 triệu tấn, tương đương với dự báo trước và tăng 2,1 triệu tấn so với niên vụ trước.
EU là khu vực có sản lượng lúa mỳ cao thứ 2 thế giới, đạt 134,8 triệu tấn, tăng 2,7 triệu tấn so với dự báo trước nhưng giảm 2,5 triệu tấn so với niên vụ trước. Tiếp theo là sản lượng của Ấn Độ đạt 103 triệu tấn, giảm 6,6 triệu tấn so với niên vụ trước; Ucraina giảm 12,5 triệu tấn so với niên vụ trước, đạt 20,5 triệu tấn…
Sản lượng lúa mỳ của một số nước tăng mạnh trong niên vụ 2022/23 như: Sản lượng của Canada đạt 35 triệu tấn, tăng 13,3 triệu tấn; Nga đạt 91 triệu tấn, tăng 15,8 triệu tấn; Braxin đạt 9,2 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với niên vụ trước…
Thương mại lúa mỳ toàn cầu trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 207,7 triệu tấn, giảm 0,7 triệu tấn so với dự báo trước nhưng tăng 2,5 triệu tấn so với niên vụ 2021/22.
Trong đó, lượng lúa mỳ xuất khẩu của một số khu vực tăng so với niên vụ trước như: EU đạt 35 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn; Canada đạt 26 triệu tấn, tăng 11 triệu tấn; Nga đạt 42 triệu tấn, tăng 9 triệu tấn. Lượng xuất khẩu lúa mỳ của một số nước giảm so với niên vụ trước như: Achentina giảm 5,2 triệu tấn, đạt 12,5 triệu tấn; Australia giảm 0,1 triệu tấn, đạt 26 triệu tấn; Ấn Độ đạt 4 triệu tấn, giảm 6,6 triệu tấn…
Về nhập khẩu, Indonesia vượt Ai Cập là nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới, dự kiến đạt 11,2 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, tăng 0,5 triệu tấn so với niên vụ trước; Tiếp đến là Ai Cập đạt 11 triệu tấn, giảm 0,5 triệu tấn; Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 10,25 triệu tấn, tăng 0,75 triệu tấn; Trung Quốc nhập khẩu 9,5 triệu tấn, giảm 0,2 triệu tấn so với niên vụ trước…
USDA dự báo tiêu thụ lúa mì toàn cầu niên vụ 2022/23 đạt 790,2 triệu tấn, giảm 0,8 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 3,9 triệu tấn so với niên vụ trước. Cụ thể: Tiêu thụ lúa mỳ của EU đạt 108,8 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn so với dự báo trước và tăng 0,5 triệu tấn so với niên vụ 2021/22; Tiêu thụ của Ấn Độ đạt 104,5 triệu tấn, giảm 5,4 triệu tấn so với niên vụ trước; Tiêu thụ của Mỹ đạt 29,6 triệu tấn, giảm 0,8 triệu tấn so với niên vụ trước. Bên cạnh đó, tiêu thụ lúa mỳ của Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ lúa mỳ lớn nhất thế giới giảm 4 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, xuống còn 144 triệu tấn.
Tồn kho lúa mì toàn cầu trong niên vụ 2022/23 dự kiến đạt 267,5 triệu tấn, giảm 1,1 triệu tấn so với dự báo trước và giảm 8,5 triệu tấn so với niên vụ 2021/22. Trong đó, tồn kho lúa mì tại Trung Quốc dự kiến đạt 144,4 triệu tấn, tăng 2,6 triệu tấn so với niên vụ trước.
Tồn kho lúa mì của Mỹ trong niên vụ 2022/23 cũng giảm xuống mức 15,7 triệu tấn, giảm 2,5 triệu tấn so với niên vụ trước. Tồn kho lúa mỳ của Nga đạt 15,4 triệu tấn, tăng 4,3 triệu tấn so với niên vụ trước.
Về giá: Giá lúa mì của Mỹ và một số thị trường khác tại thời điểm tuần thứ 3 của tháng 10/2022 tăng so với tháng trước do tồn kho lúa mỳ giảm, trong khi giá lúa mỳ ở một số thị trường khác như Romani, Achentina… giảm do nguồn cung dồi dào.
Cụ thể, giá xuất khẩu lúa mì mềm đỏ mùa Đông của Mỹ tăng 15 USD/tấn so với tháng trước, đạt 390 USD/tấn và tăng 71 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2021.
Giá xuất khẩu lúa mì tại Rumani 12,5 protein đạt 320 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tháng trước nhưng tăng 11 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2021.
Giá xuất khẩu lúa mỳ của Mỹ và các nước dự kiến giảm trong tháng tới do ảnh hưởng của nguồn cung tăng tại Nga, Ucraina…
- nhập khẩu lúa mỳ li>
- giá nhập khẩu lúa mỳ li> ul>
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo
- Nhập khẩu bột thịt xương từ Australia tăng đột biến
Tin mới nhất
T7,28/01/2023
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất