Không riêng gì thịt lợn, thời gian qua, giá trứng gia cầm cũng xuống khá thấp, khiến cho người chăn nuôi thua lỗ và sản xuất cầm chừng.
Giá thấp
Sau hơn một tháng Bộ NN&PTNT kêu gọi giải cứu thịt lợn, với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cùng một số DN, giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã có dấu hiệu nhích lên, song vẫn ở mức thấp. Chị Đặng Thị Thu Thủy – chủ trang trại ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ cho biết, giá lợn hơi hiện tại ở địa phương dao động từ 18.000 – 21.000 đồng/kg. Theo chị Thủy, dù giá có nhích lên đôi chút so với trước nhưng chưa đạt mức giá thành sản xuất nên người chăn nuôi vẫn thua lỗ. Với hơn 800 con lợn nái, 4.000 lợn thịt, trong vòng hai tháng qua, trang trại của chị Thủy đã lỗ gần 2 tỷ đồng.
Trang trại nuôi vịt đẻ của ông Nguyễn Văn Tiêu, thôn Văn Trai, xã Văn Phú, huyện Thường Tín. Ảnh: Nguyễn Nga
Tương tự, khảo sát tại một số vùng chăn nuôi khác trên địa bàn các huyện Quốc Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức, giá lợn hơi xuất chuồng cũng chỉ dao động ở mức 20.000 – 23.000 đồng/kg và người nuôi vẫn đang phải bù lỗ. Đáng nói, tình hình tiêu thụ lợn hơi khá chậm do sức mua của thị trường không cao và thương lái ép giá vẫn xảy ra. Không riêng gì thịt lợn, thời gian gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm trứng gia cầm cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Tiêu, thôn Văn Trai, xã Văn Phú, huyện Thường Tín đang nuôi gần 4.000 con vịt đẻ, cho thu khoảng 90.000 quả trứng mỗi tháng. Ông cho biết, hiện trứng vịt loại 1 bán được giá 1.800 đồng/quả, trứng loại 2 bán với giá 1.500 đồng/quả, giảm 500 – 700 đồng/quả so với thời điểm trước. Trong vòng hai tháng qua, do trứng vịt rớt giá, gia đình ông Tiêu thiệt hại khoảng 60 triệu đồng.
Cùng với trứng vịt, giá trứng gà cũng đang ở mức khá thấp. Cụ thể, trứng gà công nghiệp loại 1 bán tại trang trại có giá chỉ 1.000 đồng/quả, trứng loại 2 có giá 800 – 900 đồng/quả. Đối với gà ta, giá trứng hiện chỉ từ 2.200 – 2.500 đồng/quả, giảm sâu so với thời điểm Tết Nguyên đán 2017. Theo tính toán của các hộ chăn nuôi, giá thành sản xuất mỗi quả trứng gà công nghiệp ở mức 1.250 đồng/quả. Do đó, với mức giá bán ra như hiện nay, người chăn nuôi đang phải chịu lỗ đáng kể.
Chăn nuôi cầm chừng
Mặc dù giá sản phẩm đầu ra thấp, thua lỗ nhưng các hộ chăn nuôi vẫn đang sản xuất cầm chừng để chờ tín hiệu tốt từ thị trường. Anh Trần Văn Tú, chủ trang trại nuôi hơn 1.500 con vịt đẻ ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai chia sẻ: “Nhìn thấy lỗ nhưng vẫn phải cho vịt ăn đủ khẩu phần bởi đặc tính của loại vịt đẻ nếu giảm lượng thức ăn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng con vịt giống”.
Anh Tú cho biết thêm, hiện nay người chăn nuôi cũng chỉ biết chờ giá cả phục hồi lại để giảm thiểu chi phí, còn nếu thị trường không có dấu hiệu khả quan thì nguy cơ buộc phải phá đàn để giảm thua lỗ là rất cao.
Ông Nguyễn Thành Trung – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, hiện nay trên địa bàn TP có tình trạng sản phẩm gia cầm, trứng gia cầm giảm giá bán, tuy nhiên chưa có tình trạng ùn ứ trứng trong kho. Qua khảo sát, một số sản phẩm chăn nuôi đặc sản như gà đồi, gà ri, gà ta hay thịt lợn sinh học vẫn giữ được giá bán ổn định. Do đó, ông Nguyễn Thành Trung khuyến cáo người chăn nuôi nên có kế hoạch phát triển đàn một cách hợp lý, đặc biệt nên sản xuất theo chuỗi, hợp tác với các DN để tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương vẫn đang phối hợp triển khai các biện pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, nhất là xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu không có những động thái tích cực hơn để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho người chăn nuôi thì thiệt hại của ngành sắp tới sẽ còn nặng nề hơn nữa.
Nguyễn Nga – Thiên Tú
Nguồn: Kinh tế Đô thị
Hiện tại, cả nước mới có 5 cơ sở đã được phép xuất khẩu trứng gia cầm đã chế biến sang thị trường một số nước như Hongkong, Singapore, Nhật Bản… Trong 5 tháng đầu năm 2017, giá trị xuất khẩu trứng gia cầm đạt khoảng 1,2 triệu USD.
- giá gà giảm mạnh li>
- giá sản phẩm chăn nuôi li>
- giá lợn giảm li>
- giá vịt giảm li> ul>
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Lạng Sơn: Tiêm được trên 60 nghìn liều vaccine, ASF được khống chế
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất