Hà Nội yêu cầu, năm 2025 phải xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu dùng chung ngành nông nghiệp; đến 2026, có ít nhất 1 vùng chăn nuôi gia cầm cấp xã đạt an toàn dịch bệnh.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền mới ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về việc triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và đảm bảo an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2030.
Kế hoạch nhằm xây dựng được các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu. Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật;
Kiểm soát thuốc, vaccine thú y bảo đảm đạt yêu cầu chất lượng, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh động vật, an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc.
Theo đó, phấn đấu đến năm 2026, thành phố có ít nhất 1 vùng chăn nuôi gia cầm cấp xã đạt an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam; Phấn đấu từ 2027 trở đi, Thành phố có ít nhất 1 vùng chăn nuôi gia cầm cấp xã đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới.
Hà Nội cũng đặt ra lộ trình: giai đoạn 2023-2030, 100% động vật đưa vào cơ sở giết mổ động vật tập trung được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ; 100% chương trình giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật được thực hiện từ cơ sở giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản, kinh doanh đến các chợ buôn bán sản phẩm động vật.
Đến năm 2025, xây dựng và vận hành thành công Cơ sở dữ liệu dùng chung ngành nông nghiệp trên địa bàn. Đến năm 2030, duy trì vận hành, phát triển Cơ sở dữ liệu dùng chung ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố và sẵn sàng liên thông với kho dữ liệu Quốc gia; khai thác có hiệu quả các phần mềm, kho dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin với các tỉnh, thành trong công tác quản lý.
UBND TP cũng yêu cầu loạt nhiệm vụ trọng tâm cho các sở, ngành, quận, huyện và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội chịu trách nhiệm toàn diện về nội dung tham mưu, trình ban hành Kế hoạch; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định pháp luật.
Nguồn: Báo An Ninh Thủ Đô
- an toàn dịch bệnh li>
- Hà Nội li> ul>
- Giống lợn đen bản địa thịt thơm ngon ở bản biên giới Việt – Lào
- Phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP
- Tạo thu nhập ổn định từ mô hình nuôi bò sữa
- Trung Quốc thông báo sẽ dự trữ thịt lợn để bình ổn giá
- Hà Nội mở đường dây nóng tiếp nhận nguồn tin về buôn bán con giống lậu
- Giảm thiểu tổn thất do hiện tượng thịt nhợt màu, mềm và rỉ nước (PSE)
- Phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP
- Kinh nghiệm giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đến từ Pháp
- Cargill bàn giao ba điểm trường mới tại các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai và Thanh Hóa
- Cân nhắc sử dụng bột thịt, bột xương thịt trong thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
CN,03/12/2023
- Công ty CP Tập đoàn Kim Chính: Phối hợp với Hội Nông dân cung ứng thức ăn chăn nuôi
- Giống lợn đen bản địa thịt thơm ngon ở bản biên giới Việt – Lào
- Phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP
- Tạo thu nhập ổn định từ mô hình nuôi bò sữa
- Trung Quốc thông báo sẽ dự trữ thịt lợn để bình ổn giá
- Hà Nội mở đường dây nóng tiếp nhận nguồn tin về buôn bán con giống lậu
- Giảm thiểu tổn thất do hiện tượng thịt nhợt màu, mềm và rỉ nước (PSE)
- Phát triển mô hình chăn nuôi gà theo hướng VietGAHP
- Kinh nghiệm giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi đến từ Pháp
- Cargill bàn giao ba điểm trường mới tại các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai và Thanh Hóa
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất