Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Dương áp dụng sáng kiến để rút ngắn thời gian, giảm chi phí trong giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại.
Cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ trực tuyến tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương
Tính từ đầu năm 2023 đến hết tháng 1/2024, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Dương đã tiếp nhận và giải quyết trước hạn 18 hồ sơ trực tuyến đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng (đối với cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc).
Sáng kiến áp dụng một số giải pháp để rút ngắn thời gian, giảm chi phí trong giải quyết thủ tục hành chính trên được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Dương thực hiện từ ngày 1/1/2023 đã rút ngắn từ 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ xuống còn 20 ngày làm việc. Đồng thời giảm thêm 5 ngày thực hiện tại bước thẩm định nội dung hồ sơ từ 10 ngày làm việc xuống còn 5 ngày làm việc theo Quyết định số 2835/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 của UBND tỉnh Hải Dương về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính. Như vậy, sau khi áp dụng sáng kiến, thời gian giải quyết mỗi hồ sơ còn 15 ngày, rút ngắn 10 ngày và giảm chi phí 677.000 đồng/hồ sơ.
Thủ tục hành chính trên được giải quyết bằng hình thức trực tuyến toàn trình. Việc áp dụng sáng kiến này giúp cán bộ, công chức nâng cao hiệu suất công việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cải cách thủ tục hành chính. Sáng kiến này đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương công nhận và có thể áp dụng tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hiện trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Hải Dương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có 112 thủ tục hành chính, trong đó lĩnh vực chăn nuôi có 4 thủ tục.
NHẤT NGUYÊN
Nguồn: Báo Hải Dương
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên- “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Hà Tĩnh: Giá lợn tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi xuất ra thị trường Tết
- Cục Chăn nuôi đề nghị áp thuế nhập khẩu 1% cho khô dầu đậu tương
- Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô
- GS DD, TS. Nguyễn Thị Hương được bầu làm Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam
- Những phụ gia nâng cao giá trị khô đậu tương trong thức ăn chăn nuôi và tác động của chúng đến sức khỏe và năng suất động vật
- Giá heo thịt ở Tiền Giang tăng cao, người nuôi phấn khởi đón Tết
Tin mới nhất
T6,24/01/2025
- Năm Tỵ về Vĩnh Sơn xem nuôi rắn
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên- “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Sau dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Covid – 19: Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần làm gì?
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Hà Tĩnh: Giá lợn tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi xuất ra thị trường Tết
- Cục Chăn nuôi đề nghị áp thuế nhập khẩu 1% cho khô dầu đậu tương
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất