Hiến kế chống dịch tả lợn châu Phi: Cắt đứt mắt xích nguồn lây - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Hiến kế chống dịch tả lợn châu Phi: Cắt đứt mắt xích nguồn lây

    Theo báo cáo mới nhất của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã lan ra nhiều tỉnh, thành và mới đây nhất, dịch bệnh này đã xuất hiện ở Thừa Thiên – Huế, khiến nguy cơ dịch tiến vào phía Nam ngày càng lớn. Báo NTNN đăng tải bài viết của một độc giả, hiến kế nhằm phòng chống hiệu quả DTLCP.

     

    Nguyên tắc chung phòng, chống dịch

     

    Dịch bệnh chỉ có thể xảy ra khi hội tụ cả 3 mắt xích sinh học là: Nguồn bệnh, vật cảm nhiễm và sự truyền lây (sự lây nhiễm mầm bệnh từ nguồn bệnh sang vật cảm nhiễm). Sơ đồ truyền lây gồm: Nguồn bệnh – Sự truyền lây – Vật cảm nhiễm (ba yếu tố này kết nối với nhau)

     

    Trong đó, vật cảm nhiễm là động vật sẽ bị nhiễm bệnh khi có tiếp xúc với nguồn bệnh. Việc tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh sẽ làm mất tính cảm nhiễm của động vật với mầm bệnh.

     

    Ở bệnh DTLCP do không có vaccine phòng bệnh nên mắt xích vật cảm nhiễm là không thể cắt đứt, do vậy nguyên tắc phòng chống bệnh này là tìm cách cắt đứt 2 mắt xích còn lại là mắt xích nguồn bệnh và sự truyền lây.

    Hiến kế chống dịch tả lợn châu Phi: Cắt đứt mắt xích nguồn lây

    Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy lợn nhiễm virus bệnh dịch tả lợn châu Phi.  Ảnh: I.T  

    Việc hỗ trợ tiêu hủy được duy trì với giá thống nhất trên toàn quốc sẽ làm cho thịt bẩn không còn là hàng hóa. Lúc đó sẽ không còn trường hợp nào chở động vật, sản phẩm động vật mắc bệnh đi tiêu thụ, không còn việc gia súc gia cầm bệnh đi vào chợ, hay vào bữa cơm của sinh viên, công nhân nữa…

     

    Cắt đứt mắt xích nguồn bệnh

     

    Theo phân tích, nguyên nhân người chăn nuôi bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài là do đa số người chăn nuôi không biết chính sách hỗ trợ tiêu hủy. Mặt khác, giá hỗ trợ hiện nay thấp hơn giá lợn hơi (lợn nhiễm bệnh mà chưa có biểu hiện bệnh thì cũng bán được bằng giá lợn hơi). Do vậy, để người chăn nuôi báo dịch, không bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài thì phải thực hiện 2 việc sau:

     

    Tổ chức thông báo bằng mọi hình thức, giúp toàn bộ người chăn nuôi nắm rõ chính sách tiêu hủy.

     

    Tăng mức hỗ trợ bằng cách chuyển giá/kg thành giá các loại lợn như: Giống, nhỡ, nái, nọc, đồng thời hỗ trợ bằng giá thị trường để khuyến khích cao độ người chăn nuôi báo dịch. Giá thị trường được xác định bằng cách lấy giá xuất chuồng của 2 trang trại phía Bắc cộng giá của 2 trang trại phía Nam và lấy giá trung bình của 4 trại.

     

    Việc thống nhất giá hỗ trợ trong cả nước sẽ không dẫn đến tình trạng chuyển lợn bệnh từ chỗ có giá hỗ trợ thấp đến chỗ có giá hỗ trợ cao làm lây lan dịch bệnh.

     

    Mặt khác, tổ chức xuống tận từng hộ chăn nuôi đề nghị ký cam kết không bán chạy lợn bệnh.

     

    Cắt đứt mắt xích sự truyền lây

     

    Mắt xích truyền lây chỉ xảy ra khi người chăn nuôi không thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Mà thực tế, nhiều người chăn nuôi nhỏ lẻ cũng chưa hiểu rõ an toàn sinh học là gì.

     

    Do vậy, chính quyền địa phương cần thực hiện tuyên truyền trên loa, đài, tivi, xuống tận từng hộ phát tài liệu về an toàn sinh học, đề nghị người chăn nuôi ký cam kết thực hiện.

     

    Việc này giúp các hộ nâng cao kiến thức về chăn nuôi an toàn sinh học, đồng thời có thể huy động được bà con cùng thực hiện công tác phòng chống dịch với chính quyền địa phương. Khi việc chống dịch được đông đảo người chăn nuôi tham gia, dịch bệnh sẽ mau chóng bị dập tắt vì không còn mắt xích nào tồn tại.

     

    Phương pháp phòng chống dịch bệnh tầm vĩ mô

     

    Trong tương lai, sẽ xuất hiện các dịch bệnh mới mà vaccine chưa có, như ở bệnh DTLCP. Việc phòng chống các bệnh này không thể bằng vaccine mà phải bằng công cụ quản lý.

     

    Thực tế cho thấy, trong công tác phòng chống dịch, cơ quan nhà nước hoàn toàn phụ thuộc vào việc áp dụng an toàn sinh học và việc thông báo dịch bệnh của người chăn nuôi mà 2 việc này cơ quan quản lý có muốn làm thay cũng không được. Để người chăn nuôi luôn thực hiện an toàn sinh học và báo dịch thì Luật Chăn nuôi phải bổ sung điều kiện: Để được chăn nuôi, phải học qua lớp an toàn sinh học và được cấp chứng chỉ. Ban hành chế tài phạt nặng nếu chăn nuôi mà không có chứng chỉ.

     

    Mặt khác, luôn duy trì chính sách hỗ trợ tiêu hủy bằng giá thị trường để khuyến khích cao độ người chăn nuôi báo dịch, qua đó cơ quan quản lý có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh và có thể thực hiện nghĩa vụ “phát hiện nhanh, tiêu diệt gọn” để cắt đứt có hiệu quả mắt xích nguồn lây. Suy cho cùng không có nguồn lây thì không có sự lây lan, bùng phát dịch bệnh.

     

    Hoàng Khánh Hưng

    Nguồn: Dân Việt

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.