[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sự phát triển của chăn nuôi Việt Nam những năm vừa qua, có sự đóng góp to lớn của ngành sản xuất và kinh doanh thuốc thú y. PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam có cuộc trò chuyện đầu xuân với ông Hoàng Triều, Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh và sản xuất Thuốc thú y (ảnh), để đánh giá hoạt động năm 2017 cũng như định hướng của Hiệp hội trong năm 2018.
Ông có thể nhận xét chung về tình hình hoạt động của ngành sản xuất và kinh doanh thuốc Thú y Việt Nam trong năm 2017?
Năm qua, ngành chăn nuôi phát triển mạnh về số lượng, cung vượt quá cầu nên giá bán ra cả năm qua hầu đầu không đủ chi phí dân đến lỗ nặng. Vì thế, ngành sản xuất – kinh doanh thuốc thú y Việt Nam cũng giảm sút so với doanh số những năm trước, sự sụt giảm chủng loại thuốc cho lợn ước quá ½ chỉ còn cầm cự với các loại thuốc cho gia cầm, thủy cẩm.
Ông có thể cho biết những việc làm cụ thể mà ngành sản xuất kinh doanh thuốc thú y đã làm được cho ngành chăn nuôi, cũng như những hạn chế cần khắc phục của ngành?
Cái làm được của ngành sản xuất và kinh doanh thuốc thú y đó là: Đã sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, thuốc tiêu độc, thuốc ký sinh trùng cho chăn nuôi đại gia súc, lợn và gia cầm, thủy cầm, thủy sản, là đầu vào cho những người nuôi yên tâm sản xuất.
Còn hạn chế đó của ngành đó là, hiện nay có trên 3.000 loại thuốc nhập khẩu (trong nước sản xuất là trên 5000) của nhiều công ty của nhiều nước, họ đã GMP trước Việt Nam nên khấu hao ít hơn của Việt Nam mới GMP. Vì vậy, giá bán sẽ cạnh tranh với thuốc trong nước, nên lượng tiêu thụ cũng bị hạn chế (không còn độc quyền như trước thời GMP).
Đặc biệt, vắc xin phòng bệnh năm 2017 hầu như của nước ngoài, trong nước chưa sản xuất được như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… Tai xanh chỉ có công ty Hanvet mới sản xuất một lượng nhỏ được trong hai năm 2016-2017.
Từ năm 2018-2020, Bộ giao sản xuất vắc xin lở mồm long móng cho ba công ty đủ điều kiện sản xuất như: Công ty TNHH MTV Navetco (Sài Gòn), Công ty cổ phần RTD, Công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh (Marphavet), Hiệp hội đã mong muốn từ lâu, là giảm đi đến bỏ hẳn nhập khẩu vắc xin cúm, tai xanh, lở mồm long móng… nhưng do nhiều quan điểm của của cơ quan lãnh đạo, trong đó có quan điểm nhập khẩu nhập khẩu lối mòn, nhiều năm không nghĩ đến nếu khoa học thú y của đất nước thua kém.
Đến nay, Bộ NN&PTNT trong đó có Cục Thú y đã chỉ đạo ủng hộ sản xuất trong nước, Hiệp hội cũng đồng chí hướng quan điểm của đó, đã phát động toàn bộ ngành, sản xuất được nhiều loại vắc xin để cung cấp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi thú y sau năm 2020.
Sự đóng góp của Hiệp hội chủ yếu là trên 50 công ty đã được chứng nhận sản xuất GMP theo quy mô hiện đại, đảm bảo được chất lượng thuốc sản xuất tốt hơn trước năm 2012, khi có ít nhà máy được GMP.
Hoạt động của Hiệp hội là luôn nắm bắt được thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp để để phản ánh với cơ quan quản lý trong ngành, cũng như ngoài ngành như quản lý thị trường, Hội bảo vệ người tiêu dùng…. Cùng với đó, lãnh đạo Hiệp hội thường xuyên đi thực tế các trang trại, để nghe sự phản ứng tốt xấu của việc dùng thuốc. Hội tăng cường đi các hội thảo của số công ty thuốc để lắng nghe phản ánh của các đại lý… Góp ý cho doanh nghiệp làm ăn tốt hơn nhiệm vụ của mình. Ví dụ: Cử cán bộ chuyên môn về các trang trại, để được trực tiếp giúp họ phòng trị bệnh và tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc tốt hơn, đảm bảo không xảy ra dịch bệnh, xây dựng mối quan hệ tốt hơn giữa sản xuất và tiêu thụ.
Ông có thể đưa ra những việc làm thiết thực của Hiệp hội sản xuất và kinh doanh thuốc thú y trong năm 2017 vừa qua?
Năm qua, Hiệp hội kinh doanh và sản xuất thuốc thú y Việt Nam đã tham gia góp ý để Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật Thú y được thi hành từ năm 2016, Luật Chăn nuôi sắp trình quốc hội. Tham gia góp ý để ra đời Luật Hải quan về Thú y, thuốc vắc xin nhập khẩu được thông quan rồi mới kiểm nghiệm hoặc phải có tổ công tác của các cơ quan quản lý nhà nước phối hợp tại các cửa khẩu để giải quyết thủ tục nhanh gọn
Hiệp hội cũng chỉ đạo doanh nghiệp có điều kiện tổ chức tập huấn, phối hợp chỉ đạo với các tổ chức phi chính phủ liên quan đến phòng chống cúm gia cầm, để người chăn nuôi có kiến thức hiểu biết đại dịch này. Đã có hàng trăm lượt người tham gia mỗi đợt hội thảo.
Hiệp hội đã cùng nhiều công ty phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng như VTV1, VTV2, Đài tiếng nói Việt Nam, các báo Tiền phong, Hà Nội mới, Nông nghiệp Việt Nam… Tuyên truyền về các giải pháp “Phòng chống dịch cúm, khôi phục và phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững”.
Phương hướng hoạt động của Hội trong năm 2018 là gì, thưa ông?
Để tổ chức Hội phát triển mạnh hơn trong năm 2018, Hiệp hội đã mở website để liên hệ giao dịch với các doanh nghiệp, kết nạp thêm hội viên, để các tổ chức quốc tế biết tới Hội; Ra tạp chí Hiệp hội…Cùng với đó, Hiệp hội năm bắt thường xuyên khó khăn, thuận lợi của các doanh nghiệp hội viên để cùng bàn bạc biện pháp vượt qua khó khăn hoặc phát huy những thuận lợi phục vụ cho các trang trại thực hiện hiệu quả trong chăn nuôi, luôn sẵn sàng phản biện các văn bản chưa phù hợp với doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ!
Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
TRẦN NGÂN (Thực hiện)
- chăn nuôi li>
- người chăn nuôi li>
- thuốc thú y li>
- kinh doanh li>
- thuốc thú y Việt Nam li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất