Hiệu quả từ mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hiệu quả từ mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Những năm gần đây, việc sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị (cơ giới hóa) đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực cho các trang trại chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Điều này được minh chứng cụ thể ở một trang trại chăn nuôi gà tại Chương Mỹ – Hà Nội, mà chúng tôi vừa đến thăm vào một ngày đầu tháng 1/2018.

     

    Không khó để chúng tôi hỏi đến được trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Trung Dũng, vì người dân trong thôn Xuân Long, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ (Hà Nội)ai cũng biết đến anh.

    Hiệu quả từ mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi

    Anh Dũng tìm đến giải pháp chăn nuôi ít rủi ro hơn bằng ứng dụng cơ giới hóa

     

    Sinh năm 1981, nhưng người đàn ông này đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gà. Khởi nghiệp với 4.000 con gà trắng siêu thịt từ những năm 1998 -1999. Đến năm 2004, anh chuyển sang chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm giống Isa Brown với tổng đàn 15.000 con. Đến nay, trên diện tích đất 11ha với khoảng 8000m2 chuồng trại anh đang nuôi gần 40.000 con gà, trong đó có 5.000 gà bố mẹ,15.000 gà đẻ trứng thương phẩm và 20.000 gà mái hậu bị.

     

    Gần 20 năm kinh nghiệm chăn nuôi và thực tế “năm được, năm mất”, cộng với những bài học “được mùa-rớt giá” đã thôi thúc anh Dũng tìm đến một giải pháp chăn nuôi ít rủi ro hơn: Ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi nhằm giảm giá thành sản xuất, đồng thời ký kết hợp tác bao tiêu đầu ra cho sản phẩm.

     

    Sau nhiều ngày tháng đi tìm tòi, học hỏi, với sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, bạn bè. Tháng 6/2017, dây chuyền cho gà ăn tự động của anh Dũng đã lắp đặt xong và đi vào vận hành. Anh Dũng cho biết, phần lớn thiết bị của dây chuyền được anh nhập về từ Nhật Bản, Hàn Quốc và được anh thiết kế, lắp ráp phù hợp với trại; Kinh phí đầu tư ban đầu vào khoảng 150 triệu đồng/dây chuyền (bao gồm hệ thống mô tơ, bảng mạch điều khiển, 01 xilô chứa cám (12 tấn)…). Thời gian đầu vận hành đôi khi dây chuyền còn xảy ra những lỗi nhỏ, nhưng tất cả đã được khắc phục kịp thời. Đến nay, dây chuyền đã vận hành ổn định và hiệu quả đem lại rất rõ ràng, cụ thể:

     

    Về mặt kỹ thuật: Thức ăn cho gà được nhập thẳng từ nhà máy về xi lô, sau đó được dây chuyền chuyển đều đến từng máng ăn của gà, điều này giúp tránh được chuột bọ, nấm mốc, tránh được rơi vãi trong quá trình vận chuyển và cho ăn, thức ăn được cho ăn đúng định lượng (khoảng 110gr/ con gà) giúp gà đẻ ổn định và chất lượng trứng tốt, đồng đều hơn. Bên cạnh đó, hệ thống còn có bộ phận lau chùi máng ăn tự động giúp máng ăn luôn sạch sẽ, nhờ đó hạn chế được các bệnh về đường tiêu hóa cho đàn gà. Ngoài ra việc giảm thiểu được lượng công nhân ra, vào chuồng nuôi cũng giúp vấn đề vệ sinh thú y được đảm bảo hơn, tránh được stress cho đàn gà.

     

    Về mặt kinh tế: Trước đây anh Dũng phải thuê tới 4 công nhân với mức lương 5-6 triệu đồng/ người, chưa bao gồm kinh phí ăn ở. Nay, anh chỉ phải thuê 2 công nhân. Thức ăn cho gà được nhập thẳng từ nhà máy về xi lô nên mỗi kg thức ăn anh sẽ giảm được 100đ (mỗi tháng trang trại gà của anh sử dụng hết khoảng 60 tấn thức ăn); Số KW điện cho vận hành dây chuyền (ngày vận hành 3 lần, mỗi lần khoảng 5 phút) chỉ từ 40-50 KW/ tháng.

     

    Như vậy, với việc vận hành dây chuyền cho ăn tự động mỗi tháng anh Dũng đã tiết kiệm được gần 20 triệu đồng và chỉ sau 8-9 tháng vận hành anh Dũng sẽ khấu hao hết toàn bộ dây chuyền cho ăn tự động.

     

    Thấy được cái lợi của cơ giới hóa, anh Dũng lại tiếp tục học hỏi, mày mò, sáng chế ra hệ thống máy phân loại trứng tự động và hệ thống máy thu phân gà; Nhờ có hệ thống máy phân loại trứng nên lượng trứng hư hỏng do công nhân gây ra đã giảm đáng kể, đồng thời nó cũng giúp anh giảm được 01 công nhân ở khâu này; Về phần hệ thống máy thu phân gà, anh Dũng cho biết: anh chỉ phải đầu tư 02 công nhân cho khâu dọn chuồng, công nhân không phải dùng xẻng xúc phân nữa, mà chỉ việc vận hành máy và đứng đóng bao. Điều này, giúp công nhân của anh nhàn hơn trong việc dọn chuồng và việc vận chuyển phân đến nơi tập kết được dễ dàng hơn, phân không bị rơi rớt ra môi trường.

    Hiệu quả từ mô hình ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi

     

    Với thắc mắc của chúng tôi về việc: Nếu đầu tư đồng bộ cả 3 hệ thống như anh đang áp dụng thì số kinh phí đầu tư quá lớn, không phải trang trại nào cũng áp dụng được. Anh Dũng chia sẻ: Với nhiều năm chăn nuôi, đã từng trải qua những giai đoạn phải lo kinh tế theo kiểu “Giật gấu vá vai” nên anh hiểu được cái khó của các trang trại chăn nuôi. Chính vì vậy, anh đã thiết kế toàn bộ hệ thống theo cơ chế “có thể tách rời”, có nghĩa là có vốn đến đâu thì áp dụng đến đó: Có thể áp dụng hệ thống cho ăn tự động, hệ thống phân loại trứng và hệ thống thu gom phân một cách riêng rẽ chứ không nhất thiết phải áp dụng cả 3 cùng một lúc. Anh Dũng chia sẻ thêm: Anh sẵn sàng giúp đỡ các trang trại chăn nuôi khác trong việc thiết kế, lắp đặt và vận hành toàn bộ hệ thống cơ giới như của trang trại nhà anh, vì anh quan điểm: “muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi tập thể”.

     

    Bên cạnh việc ứng dụng cơ giới hóa vào chăn nuôi anh Dũng cũng đã ký kết hợp tác bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Ba Huân, các cửa hàng, đại lý bán trứng lớn trên địa bàn Thành phố Hà Nội để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, từ đó giúp anh chăn nuôi ổn định và có hiệu quả.

     

    Chia tay anh Dũng, tôi ra về trong sự nể phục trước một người nông dân trẻ dám làm, dám sáng tạo, dám sẻ chia. Đồng thời trước những lợi ích to lớn của việc ứng dụng cơ giới hóa vào chăn nuôi mà chúng tôi tận mắt được chứng kiến, chúng tôi rất mong các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo và đưa ra giải pháp để ứng dụng cơ giới hóa sớm là bước chuyển mới góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

     

    ĐỖ DANH LÃNH

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.