Trong bối cảnh dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh tiêm phòng vắc-xin là một trong những biện pháp quan trọng góp phần giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo đảm lợi ích kinh tế cho người dân.
Ngành chức năng hỗ trợ hộ chăn nuôi heo tại huyện Bàu Bàng tiêm vắc-xin phòng bệnh
Chủ động triển khai tiêm phòng
Theo thống kê từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2024, dịch tả heo châu Phi đã bùng phát ở 47 tỉnh, thành trên cả nước, phát sinh 1.139 ổ dịch.
Tại Bình Dương hiện có tổng đàn gia súc hơn 787.000 con, đàn gia cầm hơn 15 triệu con. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đạt hiệu quả cao, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 11/2022/ NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ kinh phí tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Nghị quyết số 11/2022/ NQ-HĐND). Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2023, đã góp phần bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn, khống chế bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan và truyền sang người.
Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, sau khi Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND có hiệu lực, trong năm 2023 ngân sách đã hỗ trợ 100% kinh phí mua 73.600 liều vắc-xin phòng ngừa bệnh lở mồm long móng, 32.500 liều vắc-xin phòng ngừa dịch tả heo cổ điển, 13.900 liều vắc-xin phòng ngừa viêm da nổi cục và 2.640.000 liều vắc-xin phòng ngừa cúm gia cầm, với tổng kinh phí gần 3,3 tỷ đồng.
Trong năm 2024 ngân sách tiếp tục hỗ trợ 100% kinh phí mua các vắc-xin, với tổng giá trị ước tính khoảng 2 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm 2024, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, bố trí kinh phí mua vắc-xin, đồng thời phối hợp với Sở Tài chính và các địa phương để thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.
Bảo đảm hiệu quả
Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, qua thực tiễn công tác phòng, chống dịch cho thấy tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm là giải pháp đóng vai trò hết sức quan trọng để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên động vật có hiệu quả. Tuy nhiên, việc triển khai giải pháp tiêm vắc-xin còn nhiều khó khăn, do có không ít cơ sở chăn nuôi chưa phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện tiêm phòng vì sợ tốn kém chi phí.
Bên cạnh đó, Bình Dương là một trong các tỉnh thuộc dự án xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới, theo Quyết định số 414/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tổ chức xây dựng các vùng, cơ sở, chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó, việc ban hành chính sách cụ thể hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh là cần thiết để chủ động thực hiện hiệu quả giải pháp tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh động vật.
Ông Trần Phú Cường, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản, cho biết Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND là cơ sở pháp lý để triển khai giải pháp tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả heo cổ điển, viêm da nổi cục trên trâu, bò và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác hoặc bệnh mới xuất hiện để phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Mặt khác, triển khai thực hiện nghị quyết này còn huy động được nguồn lực của địa phương hỗ trợ kinh phí để phòng, chống dịch bệnh động vật. Từ đó bảo đảm hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh, khống chế bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan giữa người và động vật, góp phần cung ứng đầy đủ nguồn thực phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh; hướng tới mục tiêu xuất khẩu sản phẩm động vật để tăng thu nhập cho người dân và phát huy tiềm năng, lợi thế hiện có của ngành chăn nuôi tỉnh nhà.
Nghị quyết số 11/2022/NQ-HĐND quy định:
– Hỗ trợ 100% kinh phí mua các loại vắc-xin, bao gồm: Vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm; vắc-xin phòng bệnh lở mồm long móng; vắc-xin phòng bệnh dịch tả heo cổ điển; vắc-xin phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò; các loại vắc-xin khác để phòng bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
– Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức tiêm phòng các loại vắc-xin cho cơ sở chăn nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) có tổng đàn từ 2.000 con trở xuống; cơ sở chăn nuôi heo có tổng đàn từ 50 con trở xuống và không bao gồm heo con theo mẹ; cơ sở chăn nuôi trâu, bò có tổng đàn từ 15 con trở xuống; cơ sở chăn nuôi dê, cừu có tổng đàn từ 150 con trở xuống; cơ sở chăn nuôi kết hợp nhiều loại gia súc và gia cầm (số lượng tổng đàn của từng loại bảo đảm tiêu chí theo quy định nêu trên)…
THOẠI PHƯƠNG – TRUNG NGHĨA
Nguồn: Báo Bình Dương
- tiêm phòng vắc xin li>
- công nghệ vắc xin li>
- tái đàn vật nuôi li> ul>
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
Tin mới nhất
T5,12/12/2024
- Không để dịch bệnh gia súc, gia cầm lan ra diện rộng
- Người chăn nuôi đón cơ hội thị trường cuối năm
- Trao tặng 1.500 con vịt biển cho quân, dân Bà Rịa- Vũng Tàu
- VM Club 15 năm thành lập: Tự hào rèn nghề cho hơn 3.000 bác sĩ thú y miền Bắc
- Tiên phong bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng tại Việt Nam
- Cô gái trẻ nuôi gà mát tay
- Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP
- Việt Nam lần đầu bán tín chỉ gà đẻ không nhốt lồng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất