Vịt thường được nuôi thả ao, thả đồng hoặc nuôi trên nền đất, có nơi đầu tư chuồng trại nhưng đa số là trại hở. Tại xã Lộc Điền, huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước), nông dân Võ Phú Hải đã tiên phong đầu tư nuôi vịt trong chuồng lạnh, giúp chăn nuôi vừa sạch vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
Vịt con mới nhập về được úm trong nhiệt độ dao động từ 35-38oC
Sau khi nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi, anh Võ Phú Hải quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng mô hình nuôi vịt trong chuồng lạnh khoảng 5.000 con, với tổng diện tích 700m2. Bên trong chuồng lạnh, sàn được làm bằng lưới mắt cáo nhựa, cách mặt đất khoảng 50cm; trần lắp xốp cách nhiệt, hệ thống bơm nước và quạt mát được trang bị để đảm bảo nhiệt độ từ 25-28OC, tạo ra môi trường lạnh khép kín.
Theo anh Hải, chi phí nuôi bằng hệ thống làm lạnh cao hơn so với truyền thống nhưng mang lại nhiều lợi ích. “Vịt ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên hạn chế được dịch bệnh, giúp vịt sinh trưởng đồng đều và phát triển tốt. Ngoài ra, người nuôi còn có thể quản lý, kiểm soát được nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn của vịt. Cùng với đó, trại có hệ thống âm thanh để vịt được nghe nhạc hằng ngày” – anh Hải cho biết.
Sau khi chuồng trại được khử trùng, vịt con nhập về sẽ được úm 1 tuần với nhiệt độ dao động từ 35-38OC trước khi thả vào chuồng lạnh để nuôi. Sau khoảng 1,5 tháng, vịt đạt trọng lượng khoảng 3,5kg/con là có thể xuất chuồng. Giữa tháng 8 vừa qua, anh Hải đã xuất bán lứa vịt công nghệ cao đầu tiên.
Mô hình được đánh giá cao không chỉ bởi mang lại hiệu quả kinh tế mà còn là giải pháp chăn nuôi không gây ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ hao hụt. Ông Hoàng Ngọc Anh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lộc Ninh nhận định: “Vịt là vật nuôi cần thời tiết mát mẻ. Vì vậy, đầu tư hệ thống chuồng lạnh để chăn nuôi bài bản sẽ giúp đàn vịt có điều kiện phát triển tốt. Đây là một trong những hướng đi góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao”.
Lam Ngọc – Đặng Hùng
Nguồn: Báo Bình Phước
- chăn nuôi vịt li>
- nuôi vịt chuồng lạnh li> ul>
- Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên – “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Hà Tĩnh: Giá lợn tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi xuất ra thị trường Tết
- Cục Chăn nuôi đề nghị áp thuế nhập khẩu 1% cho khô dầu đậu tương
- Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô
- GS DD, TS. Nguyễn Thị Hương được bầu làm Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam
Tin mới nhất
CN,26/01/2025
- Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Năm Tỵ về Vĩnh Sơn xem nuôi rắn
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên – “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Sau dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Covid – 19: Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần làm gì?
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất