[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 7 tháng 12 năm 2024, tại Hà Nội, Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác năm 2024, bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận một số nội dung như: Kết quả hoạt động của hội sau 1 năm, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới; củng cố, kiện toàn tổ chức, tiến tới Đại hội đại biểu Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam.
Nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của ngành chăn nuôi thỏ Việt Nam
Theo ông Nguyễn Huy Long, Chủ tịch Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam, trong thời gian vừa qua, Hội đã tổ chức họp Ban Chấp hành để củng cố, kiện toàn tổ chức thay thế, bổ sung các thành viên không còn hoạt động, nhằm duy trì và đẩy mạnh hoạt động hội, tăng cường hoạt động chuyên môn, qua đó kết nạp được 30 hội viên mới. Ngoài ra, Hội đã củng cố, kiện toàn Ban chấp hành, Ban thường vụ, Thường trực để lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Hội.
Ngay từ đầu năm 2024, sau khi trở lại bình thường mới, Hội đã chủ động quan tâm, thăm quan và hỗ trợ các hội viên khắc phục khó khăn tái đàn. Động viên các cá nhân tham gia sản xuất theo mô hình khép kín, tuần hoàn từ nuôi đến chế biến các sản phẩm từ thỏ.
Hội nghị đánh giá kết quả công tác năm 2024, bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam
Tại các buổi thăm quan, Hội tổ chức trao đổi, hướng dẫn kỹ thuật cho các hội viên nuôi mới, xây dựng chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi, ứng dụng các tiến bộ vào sản xuất như: hệ thống cho ăn, uống nước, thông gió, đệm lót sinh học… ngay tại trại thỏ. Các hoạt động do Hội tổ chức đã được hội viên, người chăn nuôi thỏ hưởng ứng tham gia.
Trong năm, Lãnh đạo, Thường trực Hội cũng viết 15 tin, bài tuyên truyền về hoạt động của Hội, khuyến cáo người chăn nuôi thỏ áp dụng kỹ thuật cho chăn nuôi, định hướng dư luận, định hướng phát triển chăn nuôi thỏ trong thời gian tới thông qua báo, đài, tạp chí và mạng xã hội.
Ngoài ra, trong năm 2024, Hội đã làm việc với tập thể Lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn về phát triển chăn nuôi thỏ cũng như chuẩn bị tổ chức cuộc thi Hoa hậu thỏ năm 2023. Song song với đó, Hội đã tổ chức gặp mặt người nuôi thỏ các tỉnh phía bắc có 50 hội viên tham gia. Tại buổi gặp mặt, Ban lãnh đạo Hội đã cùng các cá nhân tham dự trao đổi kinh nghiệm, bao tiêu sản phẩm, cung cấp cám, thuốc thú y, các chế phẩm sinh học, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ chăn nuôi thỏ.
Hiện tại, thịt thỏ vẫn chưa phải loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của các hộ gia đình tại Việt Nam. Vì vậy trong năm vừa qua, Hội chăn nuôi thỏ đã có đề xuất đến chính quyền quan tâm các cấp hội, nhằm hỗ trợ hội viên phát triển các mô hình chuyên chăn nuôi thỏ, mô hình kết hợp, v.v…
Cả nước có trên 1,4 triệu con thỏ
Năm 2024, mặc dù người chăn nuôi thỏ đã tái đàn, mở rộng sản xuất, tổng đàn tăng, sản lượng tăng, thị trường đầu năm khó tiêu thụ chút, nhưng cuối năm tiêu thụ thỏ trong nước thuận lợi hơn, giá cả ổn định, có tăng nhẹ vào cuối năm do nhu cầu thịt thỏ tăng.
Nhờ sự quan tâm của hội và các cấp chính quyền, trong năm 2024, số hộ chăn nuôi mô hình nông hộ có xu hướng tăng. Nhiều hộ nông dân chăn nuôi thỏ đã phát triển thành các mô hình tiêu biểu và đạt hiệu quả cao tại cơ sở, đồng thời được công nhận là nông dân sản xuất giỏi ở nhiều cấp. Một số hộ đã nuôi thỏ với quy mô trang trại lên đến 1.000 con thỏ nái, cùng với nhiều mô hình khác nuôi từ 300-500 con thỏ sinh sản và hàng nghìn con thỏ thịt.
Ông Lã Văn Thảo, Quyền Trưởng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Cục chăn nuôi phát biểu tại hội nghị
Các tỉnh có phong trào chăn nuôi thỏ phát triển mạnh: Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Hà Nam, Tiền Giang, Lâm Đồng, Long An, Cần Thơ, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác. Năm 2023, ước tính cả nước có đàn thỏ khoảng 1,4 triệu con, sản lượng thỏ thịt đạt 4986,5 tấn.
Các mô hình chăn nuôi có xu hướng sản xuất thỏ thịt và thỏ giống. Hiện nay, phần lớn thỏ được các thương lái thu mua, giết mổ và phân phối trực tiếp cho thị trường trong nước, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng. Trong khi đó, tỷ lệ thỏ bán cho Nippon Zoki rất nhỏ và không đáng kể.
Ngoài ra, các hộ chăn nuôi đã có định hướng chuyển sang chăn nuôi thỏ cảnh, phục vụ nhu cầu làm thú cưng trong các hộ gia đình, các loại hình du lịch nông nghiệp, điểm thăm quan và nghỉ dưỡng, mở ra một hướng đi mới trong ngành chăn nuôi thỏ, được rất nhiều hội viên hưởng ứng tham gia.
Làm tốt hơn công tác truyền thông biết đến giá trị của thỏ thịt
Trong thời gian tới, Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam cho biết, sẽ tiếp tục tham mưu để các cấp chính quyền quan tâm đến chính sách hỗ trợ người chăn nuôi nhất là về con giống, đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Làm tốt hơn công tác truyền thông để nhiều người biết đến nghề nuôi thỏ, biết đến giá trị thật của loài thỏ, nâng cao giá trị sản xuất và sử dụng thịt thỏ làm món ăn hàng ngày. Từng bước tuyên truyền để nâng số cơ sở, trang trại trong chăn nuôi thỏ, thu hút các doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động chăn nuôi thỏ.
Về chuyên môn tiếp tục cải tiến chất lượng giống, cải tiến các trang thiết bị vận dùng chuồng nuôi, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Đặc biệt hình thành các chuỗi liên kết từ chăn nuôi giết mổ đến chế biến, tiếp cận với các siêu thị, nhà hàng khách sạn để mở rộng thị trường, nâng số người dùng thịt thỏ với các đối tượng. Hy vọng với những giải pháp trên được sự quan tâm của các cấp các ngành, sự đồng thuận của người dân, nghề chăn nuôi thỏ sẽ có chuyển biến tích cực.
TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, khẳng định ngành chăn nuôi thỏ có tiềm năng to lớn
Tập trung hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chế biến thực phẩm sạch từ thỏ, hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho thỏ,… Ngoài ra, Hội đề xuất Cục Chăn nuôi bố trí nguồn kinh phí năm 2025 cho hội tổ chức 5 lớp tập huấn để thúc đẩy phát triển chăn nuôi thỏ. Hỗ trợ kinh phí tổ chức Hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm. Tạo kết nối bền vững giữa doanh nghiệp, thương lái, nhà sản xuất thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi với người chăn nuôi thỏ nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho hội viên.
Đồng thời, trong thời gian tới, Hội mong muốn có thể bắt tay vào khắc phục những khó khăn còn tồn đọng trong năm 2024. Vấn đề kinh phí vẫn còn là mối quan tâm của toàn thể hội viên.
Năm vừa qua, mọi hoạt động do Lãnh đạo Hội ủng hộ bằng tâm huyết để hoạt động. Trong thời gian tới, Hội đưa ra đề xuất, hy vọng Cục Chăn nuôi tạo điều kiện, giao một số nhiệm vụ cho Hội nhằm tận dụng được nguồn lực có sẵn, tạo điều kiện cho các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, cũng như hội viên chăn nuôi thỏ đóng góp vào quá trình phát triển chăn nuôi. Thông qua các hoạt động này, Hội phát huy thế mạnh, đóng góp nhiều hơn cho chăn nuôi cũng như có thêm nguồn kinh phí cho hoạt động.
Trần My
Cần đẩy mạnh tổ chức các sự kiện, giải thưởng của ngành chăn nuôi thỏ
TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam, nhấn mạnh, ngành chăn nuôi thỏ trong nước mặc dù chỉ chiếm thị phần nhỏ, nhưng có tiềm năng phát triển rất lớn. Các doanh nghiệp và Hội chăn nuôi sẵn sàng hỗ trợ hội về mặt tài chính và truyền thông. Hợp tác với hội để tổ chức các triển lãm, hội thảo, chuyên đề về các vấn đề liên quan đến chăn nuôi, đưa ra các giải pháp, tuyên truyền và chuyển giao kỹ thuật đến các hộ chăn nuôi tại địa phương.
Ông Sơn cho biết, qua hoạt động của hội chăn nuôi thỏ năm 2024, vẫn còn rất nhiều cá nhân tâm huyết với nghề. Ông hy vọng trong năm 2025, hội sẽ đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi, giải thưởng, tuyên dương những tấm gương xuất sắc trong ngành chăn nuôi thỏ. Ngoài việc khuyến khích phát triển, tổ chức các sự kiện còn là cơ hội để kết nối doanh nghiệp đến với người chăn nuôi, thu hút nguồn tài trợ kinh phí, mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam li>
- hội chăn nuôi thỏ li> ul>
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên- “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Hà Tĩnh: Giá lợn tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi xuất ra thị trường Tết
- Cục Chăn nuôi đề nghị áp thuế nhập khẩu 1% cho khô dầu đậu tương
- Năm 2024, Việt Nam đã chi 3,04 tỷ USD nhập khẩu ngô
- GS DD, TS. Nguyễn Thị Hương được bầu làm Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam
- Những phụ gia nâng cao giá trị khô đậu tương trong thức ăn chăn nuôi và tác động của chúng đến sức khỏe và năng suất động vật
- Giá heo thịt ở Tiền Giang tăng cao, người nuôi phấn khởi đón Tết
Tin mới nhất
T6,24/01/2025
- Năm Tỵ về Vĩnh Sơn xem nuôi rắn
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên- “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Sau dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Covid – 19: Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần làm gì?
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Hà Tĩnh: Giá lợn tăng cao, người chăn nuôi phấn khởi xuất ra thị trường Tết
- Cục Chăn nuôi đề nghị áp thuế nhập khẩu 1% cho khô dầu đậu tương
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất