Hội thảo đầu bờ Vietstock 2023: Chia sẻ giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận trong chăn nuôi lợn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hội thảo đầu bờ Vietstock 2023: Chia sẻ giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận trong chăn nuôi lợn

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 18/7, hội thảo chuyên ngành chăn nuôi lợn với chủ đề Quản lý trang trại lợn & Chiến lược cho ăn để thúc đẩy sự tăng trưởng & Tối ưu hóa lợi nhuận đã diễn ra tại TP. Hưng Yên. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi Hội thảo đầu bờ trước thềm triển lãm Vietstock diễn ra từ ngày 11-13/10/2024.

     

    Hội thảo thu hút đông đảo người chăn nuôi, doanh nghiệp, chuyên gia… trong ngành chăn nuôi tham gia

     

    Hội thảo do Tập đoàn Informa Markets phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên tổ chức. Với chủ đề hấp dẫn và ứng dụng thực tiễn vào thực tế, hội thảo thu hút hơn 300 người tham dự là đại diện các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người chăn nuôi khu vực các tỉnh lân cận tới tham dự.

     

    Phát biểu tại buổi lễ Khai mạc, bà Rose Chitanuwat, Giám đốc chuỗi dự án khu vực ASEAN, Tập đoàn Informa Markets hy vọng rằng có thể mang những kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình trong gần 20 năm hoạt động trong ngành chăn nuôi, thông qua triển lãm Vietstock cùng những sự kiện bên lề, có thể mang tới cộng đồng chăn nuôi Việt Nam những kiến thức mới, cập nhật những thông tin mới, công nghệ mới về ngành chăn nuôi.

    Bà Rose Chitanuwat, Giám đốc chuỗi dự án khu vực ASEAN, Tập đoàn Informa Markets

     

    Các báo cáo trong hội thảo xoay quanh nhiều vấn từ những khía cạnh khác nhau như: chính sách, thông tin, quản lý của các cơ quan Nhà nước đến hiện trạng việc ứng dụng cải tiến khoa học công nghệ và những giải pháp của các doanh nghiệp, các trang trại giúp nâng cao hiệu quả, giá trị trong ngành chăn nuôi lợn. Đây cũng chính là những mục tiêu cần để hướng tới sự chuyên nghiệp hóa, chăn nuôi theo hướng kinh tế, tuần hoàn, hữu cơ phát triển chăn nuôi lợn hiệu quả, bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng.

    TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam phát biểu tại hội thảo

     

    Chia sẻ tại hội thảo, TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định, Hội thảo sẽ là cầu nối để các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, người chăn nuôi mở rộng thêm các mối quan hệ trong kinh doanh, hoạt động, tham mưu, đề xuất các chính sách phù hợp thực tiễn sản xuất; cùng nhau hoàn thiện chuỗi cung ứng, tăng doanh thu, lợi nhuận giúp ngành chăn nuôi nới chung, chăn nuôi lợn nói riêng tiếp tục có những “bứt phá” trong thời gian tới.

     

    Ngành chăn nuôi lợn biến động qua các năm

     

    Đánh giá về tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam, TS. Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, từ năm 2016 đến nay thị trường sản xuất và tăng trưởng chăn nuôi lợn có sự biến động mạnh. Từ năm 2022 đến nay tổng đàn lợn nước ta giao động khoảng 24,7 triệu con, đứng đầu Đông Nam Á, đứng thứ 2 châu Á và đứng thứ 6 trên thế giới.

     

    Đàn lợn giống dao động khoảng 3,2 triệu con nái, đàn nái giống cụ kỵ, ông bà cũng dao động từ 135 ngàn còn. Tổng số lượng thịt lợn và phụ phẩm nhập khẩu khoảng 148 ngàn tấn.

     

    Về cơ cấu và phương thức chăn nuôi lợn, chăn nuôi công nghiệp tăng mạnh, chăn nuôi nhỏ lẻ giảm nhanh. Nhiều trang trại đầu tư chăn nuôi công nghệ cao. Chăn nuôi theo hướng hữu cơ, sinh học, chất lượng con giống ngày càng được cải thiện rõ nét. Liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, các tỉnh, thành phố đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn.

     

    Cũng theo báo cáo của TS.  Nguyễn Ngọc Sơn, từ đầu năm 2021 tới nay, giá lợn thịt trên thế giới chững lại và có xu thế giảm. Tại Việt Nam, từ tháng 1/2021 đến đầu năm 2023, giá thịt lợn có xu hướng tăng từ 43.000-49.000 đồng/kg lên mức 58.000-60.000 đồng/kg. Nhiều công ty, trang trại đã sản xuất con giống, sản phẩm từ lợn sau giết mổ. Số cơ sở chế biến sâu sản phẩm từ lợn cũng tăng nhanh.

     

    Tổng kết 6 tháng đầu năm 2023, tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, nhưng dịch bệnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, giá thức ăn chăn nuôi vẫn đang ở mức cao.

     

    Tổng đàn trâu cả nước đạt 2,23 triệu con; bò đạt 6,41 triệu con; lợn đạt 24,83 triệu con và gia cầm đat 532,59 triệu con.

     

    Cả nước hiện có 109 cơ sở, nhà máy chế biến thịt, trứng, sữa công nghiệp. Hàng năm sản xuất khoảng 1,3 triệu tấn thịt, trên 100 triệu trứng, hàng triệu lít sữa tươi. Tỷ lệ gia súc, gia cầm giết mổ tập trung 25-30%. Hiện có 68 nhà máy, sản xuất trên 1,3 triệu tấn. Sản phẩm chế biến giá trị thấp, khoảng 80-85%, thịt mát khoảng 10%. Chế biến trứng hiện có 6 nhà máy sản lượng khoảng 100-110 triệu quả/năm. Chế biến sữa hiện có 35 nhà máy.

     

    6 tháng đầu năm 2023, tỷ trọng giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 20,35% lên 25,2%, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng khoảng 4,5-5,0% so với  năm 2022.

     

    “Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người dân, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng đang có bước đột phá về công nghệ; cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng hiệu quả chăn nuôi trong xu thế hội nhập thế giới”, TS. Nguyễn Ngọc Sơn nhận định.

     

    Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng, bên cạnh kết quả đạt được, ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đang phải đối mặt với khó khăn thách thức: Đó là việc xây dựng hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi còn quá nhiều hạn chế, việc ứng dụng tiến bộ KHKT trên Thế giới còn chậm; diễn biến dịch bệnh, biến đổi khí hậu phức tạp, khó lường, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng tỷ lệ vẫn còn cao. Đặc biệt thời gian qua có sự biến động thị trường rất lớn về giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giá nguyên liệu các sản phẩm chăn nuôi làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển chăn nuôi, đây cũng chính là những khó khăn, thách thức rất lớn với ngành chăn nuôi trong đó có chăn nuôi lợn trong thời gian tới.

     

    Quản lý trang trại đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi

     

    Đối với một trang trại chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng thì hệ thống chuồng trại, cơ sở vật chất ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Xu thế phát triển chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn thì yêu cầu về hệ thống chuồng trại, cơ sở vật chất phải đảm bảo và phù hợp với quy mô chăn nuôi. Hệ thống chuồng trại cần phải đồng bộ, đáp ứng các tiêu chuẩn trong chăn nuôi.

    TS. Trịnh Hồng Sơn, Viện Chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương

     

    Ngoài những yếu tố trên, theo TS. Trịnh Hồng Sơn, Viện Chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, yếu tố quản lý con giống cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng tới năng suất chăn nuôi lợn. Ông đưa ra 2 mô hình quản lý con giống phổ biến là mô hình quản lý giống hình tháp và mô hình quản lý con giống thông qua phần mềm quản lý.

     

    Bên cạnh đó, yếu tố quản lý an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn cũng đóng một vai trò quan trọng, quyết định sự thành, bại của lứa nuôi. Do vậy, người nuôi cần nắm được các yếu tố gây nguy cơ cao về dịch bệnh cho trang trại; các loại mầm bệnh có thể gây bệnh cho lợn như vi khuẩn, virus, nấm, nội ký sinh trùng, ngoại ký sinh trùng…

    Sơ đồ cơ chế mầm bệnh xâm nhập vào đàn lợn do TS. Trịnh Hồng Sơn trình bày tại hội thảo

     

    Để quản lý an toàn sinh học hiệu quả trong trại lợn của mình, TS. Trịnh Hồng Sơn đưa ra một số phương pháp như: Xây dựng chuồng trại xa khu dân cư; Tạo khoảng cách giữa 2 dãy chuồng nuôi; Thiết kế hố sát trùng trước khi vào trang trại và khay sát trùng trước khi vào chuồng nuôi; Định kỳ xịt rửa tấm đan, sàn chuồng; Phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng nuôi, để trống chuồng nuôi sau khi phun thuốc sát trùng; Đối với công nhân chăn nuôi, thiết kế giá để ủng và khử trùng quần áo bảo hộ bằng tia cực tím.

     

    “An toàn sinh học trong các cơ sở chăn nuôi là một hệ thống các hành động thực tiễn được áp dụng nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh và lây lan các bệnh truyền nhiễm vào, ra từ một cơ sở chăn nuôi. Do vậy, người chăn nuôi cần có sự thay đổi lớn về thái độ và hàng loạt hành vi, coi thực hiện an toàn sinh học là công việc hàng ngày của mình”, TS. Trịnh Hồng Sơn nhấn mạnh.

     

    Chiến lược cho ăn chuẩn xác giúp tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất

     

    Hiện nay, Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á, top 10 thế giới về sản lượng thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, phải nhập tới 70-80% nguyên liệu đầu vào.

     

    Tuy nhiên trước bối cảnh giá thức ăn và nguyên liệu thức ăn liên tục tăng cao, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi. Giải pháp sử dụng một số nguyên liệu thức ăn có sẵn để thay thế và tối ưu khẩu phần ăn cho vật nuôi là cần thiết để giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

     

    Theo TS. Trịnh Hồng Sơn, một số nghiên cứu khi sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp thay thế các nguyên liệu nhập khẩu như ngô, đỗ tương đã chỉ ra rằng:

     

    + Đối với các khẩu phần ăn chúng ta sử dụng gạo tách trấu thay thế ngô thì: lợn con sau cai sữa có thể thay thế từ 58-100%; lợn thịt có thể thay thế từ 50-100%.

     

    + Sử dụng thóc, gạo tách trấu thay thế ngô trong khẩu phần ăn của lợn giúp giảm chi phí thức ăn. Lợn thịt: Hạ giá thành 1kg thức ăn hỗn hợp từ 650-750 đồng/kg (Giảm chi phí tiền thức ăn là: 93kg x 2,6 kg TĂ/kg tăng KL x 700 đồng ≈ 170 nghìn đồng/con); Lợn nái: Hạ giá thành 1kg thức ăn hỗn hợp từ 600-1.000 đồng/kg.

     

    Ông cũng đưa ra ví dụ cụ thể, nhờ sử dụng thức ăn tự phối trộn từ cám dừa cho lợn ngoại tại trang trại bà Nguyễn Thị Kim Phượng, xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã hạ được giá thành sản phẩm khoảng 3.000 – 5.000 đ/kg tăng trọng.

     

    Bên cạnh đó, người chăn nuôi cần chú ý kiểm soát sự lãng phí thức ăn từ máng ăn, có thể chuyển sang sử dụng hệ thống máng ăn tự động để quản lý và điều chỉnh định mức ăn cho lợn phù hợp, tránh lãng phí. Kiểm soát chặt chẽ các loại chim, động vật gặm nhấm, bò sát. Chủ động sử dụng hệ thống silo để chứa thức ăn, tránh bị hư hỏng. Đặc biệt là khí hậu miền Bắc ở nước ta là vùng nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc trên thức ăn.

     

    Chú trọng bổ sung các axit amin tổng hợp và chế phẩm sinh học. “Việc bổ sung và cân bằng acid amin trong thức ăn giúp lợn có thể hấp thu tối đa lượng protein được cung cấp trong thức ăn làm giảm các chi phí trong chăn nuôi và nâng cao sức sản xuất cũng như quá trình sinh trưởng của lợn. Bên cạnh đó, bổ sung các chế phẩm sinh học giúp cải thiện, tăng cường tiêu hóa cho lợn cũng là một giải pháp làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn từ đó giảm chi phí thức ăn cho các trang trại. Bổ sung chế phẩm sinh học mang lại nhiều lợi ích cho vật nuôi”, TS. Trịnh Hồng Sơn chia sẻ.

     

    Bên cạnh đó, hội thảo cũng được nghe bài trình bày về phương pháp quản lý sinh sản theo nhóm giúp tối ưu năng suất và quản lý dịch bệnh trong trang trại lợn do ông Nguyễn Văn Minh, người sáng lập Trung tâm đào tạo và tin tức Vet24h; và bài trình bày chủ đề “Trang trại chăn nuôi hiện đại” do ông Nguyễn Tùng Lâm, Chuyên viên tư vấn – Thiết kế xây dựng trang trại trực thuộc De Heus Việt Nam chia sẻ.

    Ông Nguyễn Văn Minh,  Trung tâm đào tạo và tin tức Vet24h với bài trình bày “Phương pháp quản lý sinh sản theo nhóm giúp tối ưu năng suất và quản lý dịch bệnh trong trang trại lợn”

    “Trang trại chăn nuôi hiện đại” là chủ đề bài trình bày của Nguyễn Tùng Lâm, Chuyên viên tư vấn – Thiết kế xây dựng trang trại trực thuộc De Heus Việt Nam

     

    Ban tổ chức, khách mời và diễn giả thể hiện tinh thần đoàn kết và sự hợp tác

     

    Hiểu Lam

    Chuỗi hội thảo của triển lãm Vietstock tiếp tục diễn ra tại Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương và Campuchia. Đăng ký tại: https://forms.gle/Zk41amWkjouKRbLw9

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.