Chủng cúm A H5N1 đã được phát hiện ở 23 loài động vật có vú, trong đó có chuột hươu, chuột nhà, thỏ đuôi bông sa mạc, chuột đồng cỏ, gấu mèo, chồn hôi sọc, cáo đỏ, sư tử núi, mèo rừng và gấu đen.
Ngày 13/8, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết dịch cúm gia cầm H5N1 ở nước này đã xuất hiện không chỉ ở những loài chim và gia cầm, mà còn làm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật có vú khác.
Cụ thể, chủng cúm A H5N1 đã được phát hiện ở 23 loài động vật có vú, trong đó có chuột hươu, chuột nhà, thỏ đuôi bông sa mạc, chuột đồng cỏ, gấu mèo, chồn hôi sọc, cáo đỏ, sư tử núi, mèo rừng và gấu đen.
USDA cũng cảnh báo virus H5N1 có thể gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong ở những loài động vật có vú nói trên.
Hiện tại, cúm gia cầm không được báo cáo là có thể lây truyền giữa người với người và chưa thể chắc chắn rằng virus sẽ tiến hóa theo hướng đó. Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo rằng căn bệnh này đang phát triển và mở rộng sang các loài động vật trước đây không bị ảnh hưởng, thậm chí lây lan sang các vật nuôi có thể truyền bệnh cho người.
Do đó, cơ quan nông nghiệp Mỹ cho biết cần đặc biệt lưu ý đến loài mèo nhà, do đây là loài động vật có khả năng truyền virus sang cho con người. USDA cho biết đã theo dõi chặt chẽ tình hình kể từ tháng 3 và báo cáo những phát hiện cho Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH).
Phó Giáo sư Kristen Coleman từ Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Maryland cho biết, sự gia tăng đáng kể các ca nhiễm H5N1 ở mèo nhà đã bắt đầu từ năm 2023. Điều này trùng hợp với sự lây lan nhanh chóng của chủng H5N1 hiện tại ở động vật có vú, đồng thời trái ngược với tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn ở động vật hoang dã hoặc động vật nuôi trong sở thú.
Kể từ khi xuất hiện ở các loài gia súc tại Mỹ từ tháng 12 năm ngoái, virus H5N1 đã lây lan sang các loài khác, trong đó có 35 trường hợp được báo cáo ở mèo nhà.
Cho đến nay, chưa có trường hợp nào ở người được ghi nhận là có liên quan đến việc tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các bác sỹ thú y cũng bày tỏ lo ngại về sự lây lan nhanh chóng và các rủi ro tiềm ẩn, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi và kiểm soát dịch bệnh.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Theo Hiệp hội Y khoa Thú y Colorado, đã có 6 trường hợp mèo nhà được chẩn đoán mắc bệnh cúm A H5N1 tại bang này trong năm nay.
Mặc dù Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh liên bang (CDC) đánh giá rủi ro công cộng vẫn ở mức thấp, song các chuyên gia cho biết những người tiếp xúc trực tiếp với mèo bị nhiễm bệnh cũng nên được coi là có nguy cơ mắc bệnh tương tự như những người tiếp xúc với các loài vật bị nhiễm bệnh khác, chẳng hạn như bò hay gia cầm.
Việc nguy cơ lây nhiễm virus ở người từ mèo vẫn chưa được làm rõ, điều này làm tăng thêm mối lo ngại đang diễn ra về khả năng lây truyền trong tương lai./.
Linh Tô
TTXVN/Vietnam+
- cúm gia cầm H5N1 li> ul>
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất