Để thúc đẩy phong trào chăn nuôi đại gia súc theo hướng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên đã triển khai mô hình: “Nhân giống bò chuyên thịt bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo”.
Mô hình đã thực hiện tại một số địa phương chăn nuôi trâu bò trọng điểm của tỉnh. Yêu cầu cần đạt là, tạo được giống bò lai BBB (3B) thông qua thụ tinh nhân tạo, trên cơ sở đàn bò nền (bò cái lai Sind) sẵn có trên địa bàn, nhằm khuyến cáo cho các nhà nông mở rộng ra sản xuất đại trà.
Bò BBB có nguồn gốc từ Bỉ, là giống bò thịt năng suất, chất lượng nổi tiếng thế giới hiện nay, sau nhập về lai tạo chăn nuôi ở nước ta, bò lai F1 3B đã được ví như “Cỗ máy sản xuất thịt”. Do bò lai 3B được kế thừa từ giống gốc bò 3B thể trọng lớn (800-1.250kg/con), nuôi tốn ít thức ăn, khả năng tăng trọng nhanh (khoảng 1,3kg/ngày), tỷ lệ thịt xẻ đạt cao (gần 70%).
Theo đó, các hộ tham gia mô hình đã được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản; được tham quan học tập một số mô hình chăn nuôi bò lai 3B ở trong và ngoài tỉnh; được hưởng một số chính sách khuyến khích khác.
Kết quả sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình đã nhân tạo được hơn 80 bê lai F1 3B. Tỷ lệ thụ thai đạt 76,4% (mục tiêu cần đạt là trên 50%). Bê lai 3B sơ sinh khoẻ mạnh, thích ứng tốt với môi trường sống tại chỗ, được nuôi dưỡng đúng kỹ thuật, dưới 4 tháng tuổi, bê đực đã bán được 18-20 triệu đồng/con, bê cái được giá 11-12 triệu đồng/con (cao hơn đối chứng tương ứng – giống Brahman) từ 2-3 triệu đồng/con.
Trại bò lai F1 BBB
Ông Hà Văn Nước (chủ hộ tham gia mô hình) cho biết: “Tôi may mắn có 4 con bò cái lai Sind được chọn cho thụ tinh nhân tạo, đã thành công cả 4 (đạt 100%). Bê con mới sinh nặng 25-26kg mỗi con, rất dễ nuôi, tăng trọng nhanh, hầu như không mắc bệnh gì, không tốn nhiều thức ăn như nuôi bò lai Sind trước đó, sau nuôi gần 4 tháng đã bán được trung bình 18,2 triệu đồng/con, trừ các khoản đầu tư cho cả bê con và bò mẹ, tổng lãi thu được trên 35 triệu đồng”.
Ông Nước còn tiếc nuối: “Giá như biết nuôi nhân giống bê lai F1 3B hiệu quả như thế này từ độ mươi năm trước, thì nay gia đình tôi đã có thể khá giả, an nhàn”.
Bà Hoàng Thị Loan ở thôn Đông Hồng (xã Phú Cường, thành phố Hưng Yên), sau vài lần tham quan mô hình từ nhà ông Nước, đã luôn miệng xuýt xoa: “Từ bé tới giờ tôi chưa thấy con bê nào mới sinh mà to như thế. Nuôi chưa đầy 4 tháng đã nặng tới 160kg. Thương lái lại cứ ganh nhau mua. Nhà ông Nước năm nay thắng đậm”.
Bà Loan còn nài nỉ ông Nước cho mượn chép lại toàn bộ nhật ký nuôi bò sinh sản để về nhà làm theo, trong đó có các khâu: Thiết kế chuồng trại. Kỹ thuật chế biến một số thức ăn cho bò. Cách chọn bò cái lai Sind để phối giống nhân tạo. Đỡ đẻ cho bò mẹ và chăm sóc bê con mới sinh. Khẩu phần ăn cho bê con sau cai sữa. Phòng ngừa một số bệnh thường gặp trên bò…
Có thể nói, mô hình nhân giống bò chuyên thịt bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo ở Hưng Yên đã đạt được mục đích yêu cầu đặt ra: Giúp cho nhiều nhà nông trong vùng dự án gia tăng thu nhập. Tạo ra nhiều việc làm cho các lao động nông nhàn tại chỗ. Nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản và bò chuyên thịt cho nông hộ. Mở hướng thoát nghèo bền vững cho các hộ kinh tế còn khó khăn. Đồng thời, khích lệ được phong trào nhân nuôi bò lai 3B tại các địa phương trong tỉnh.
Tuy nhiên, ông Đỗ Trọng Thạo (Phó Giám đốc Trung tâm KN tỉnh) vẫn thẳng thắn nhìn nhận: “Có nhiều hộ đã bán non bê lai 3B khi vừa nuôi 4-5 tháng, đã làm hạn chế đáng kể hiệu quả chăn nuôi giống bò này. Vì bê lai 3B phải nuôi tới 18 tháng mới khai thác hết tiềm năng năng suất của giống. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường thêm công tác truyền thông cơ sở, để khắc phục triệt để những hạn chế này”.
- bò lai li>
- bò thịt bbb li>
- F1 BBB li>
- bê lai F1 BBB li> ul>
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
Tin mới nhất
T4,18/06/2025
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Bình luận mới nhất