Hướng dẫn sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả trên vật nuôi (p4) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hướng dẫn sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả trên vật nuôi (p4)

    Sử dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh cho lợn (heo)

    Bệnh viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae (APP)

     

    Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae (APP) là trực khuẩn Gram âm, tác động đến lợn ở lứa tuổi từ sau cai sữa đến xuất chuồng, chủ yếu là từ 15-22 tuần tuổi. Thường gặp nhất là tình trạng xuất hiện một số lợn thịt chết đột ngột vào thời điểm giao mùa. Vi khuẩn này có ít nhất 12 type huyết thanh. Sự phân bố các type huyết thanh ở các nước có thể khác nhau. Type 1, 5, 9, 11, 12 thường là độc lực cao type 3, 6.

     

    Vi khuẩn thường trú ngụ ở yết hầu và đường hô hấp trên, thời gian ủ bệnh ngắn (khoảng 12 giờ). Độc tố của vi khuẩn gây tổn thương nặng cho tổ chức mô phổi. Thể cấp tính, lợn thường chảy máu mũi/miệng, ho, khó thở, tím tái. Thể bán cấp tính, lợn ho ngắn (khác với viêm phổi địa phương do Mycoplasma) và thở khó (thở thể bụng). Bệnh tích thường gặp là phổi viêm sợi huyết (dính sườn), tụ huyết, áp xe, ổ mủ, hoại tử. Triệu chứng và bệnh tích không đủ để kết luận nên cần phân lập vi khuẩn hoặc chẩn đoán bằng ELISA, phản ứng ngưng kết hoặc PCR.

     

    Bệnh tụ huyết trùng do Pasteurella multocida

     

    Pasteurella multocida là vi khuẩn hình cầu trực, Gram âm nhưng nhạy với penicillin. Chúng thường trú ngụ trên đường hô hấp gồm những chủng sản xuất độc tố và không sản xuất độc tố. Cả hai đều có thể gây bệnh và sẽ trầm trọng hơn nếu đàn nhiễm PRRS hoặc Mycoplasma hyopneumoniae.

     

    Bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính thường gây sốt cao, lợn thở nhanh, có dịch tiết từ mũi, tím tái da (đặc biệt vùng đỉnh tai) với tỉ lệ chết cao. Thể bán cấp tính thường gây viêm phổi làm lợn ho, gầy yếu. Thể này thường gặp ở lợn 10-18 tuần tuổi, bệnh tích thường gặp là phổi viêm, tụ huyết, viêm   dính  màng  phổi  (dính   sườn). Chẩn  đoán  bệnh  còn  có thể   phết  kính  máu  hoặc phổi, nhuộm Gram tìm vi khuẩn (nhanh) hoặc phân lập vi khuẩn trên môi trường thạch máu và thử sinh hóa hoặc dùng phản ứng PCR.

     

    Bệnh đóng dấu lợn (dấu son) do Erysipelothrix rhusiopathiae

     

    Erysipelothrix rhusiopathiae là vi khuẩn Gram dương, có mặt trong hầu hết các trang trại và trú ẩn ở yết hầu lợn. Lợn lớn (từ 12 tuần tuổi) và lợn nái cảm nhiễm nhiều nhất. Dạng cấp tính, lợn có triệu chứng sốt cao, chết đột ngột. Dạng nhiễm khuẩn huyết, viêm khớp làm lợn nái đi lại khó khăn, sảy thai. Xuất huyết trên da có dạng hình thoi (diamond disease) từ đỏ đến đen. Bệnh tích có thể thấy gồm lách sưng to, viêm nội tâm mạc (sùi van tim trong bệnh mãn tính). Chẩn đoán bệnh còn có thể phân lập vi khuẩn trên môi trường thạch máu và thử sinh hóa hoặc dùng phản ứng PCR với cặp mồi từ gen 16S rRNA.

    Bệnh viêm teo mũi do Bordetella bronchiseptica

     

    Viêm teo mũi lợn (Porcine Atrophic Rhinitis) cổ điển (không tiến triển, NPAR) do độc tố của Bordeltella bronchiseptica, một loài trực khuẩn Gram âm gây ra. Viêm teo mũi có tiến triển lại do độc tố Pasteurella multocida gây ra hoặc kết hợp, triệu chứng lâm sàng bao gồm ho, chảy dịch mũi, xuất huyết mũi, đổ ghèn mắt, vẹo mũi, mũi ngắn. Bệnh tích mổ  khám tại mặt cắt  xương  mũi, các loa mũi  bị  teo, biến dạng, xuất huyết, viêm tích mủ. Chẩn đoán bệnh còn có thể phân lập vi khuẩn và thử sinh hóa hoặc dùng phản ứng PCR.

     

    Bệnh Glasser do Haemophilus parasuis

     

    Bệnh liên quan đến stress như yếu tố dẫn đường. Các dấu hiệu lâm sàng trên  nhiều hệ thống có thể xảy ra như viêm đường hô hấp, viêm khớp, sốt cao. Vi khuẩn Haemophilus parasuis thuộc Gram âm, có mặt thường xuyên trong đường hô hấp lợn khỏe. Khi thông thoáng chuồng trại kém, nhiễm PRRS, nhiễm khuẩn khác thì bệnh bộc phát. Phổ biến nhất là  trên  đàn  lợn  4-12 tuần tuổi.

     

    Triệu chứng gồm sốt, thở nhanh, ho ngắn, tím da nhất là ở bốn  chân, viêm  khớp làm lợn đi lại khó khăn. Bệnh tích là  hiện tượng viêm đa màng: màng bao  khớp, màng bao tim, màng thanh dịch phổi, màng bụng.

     

    Bệnh suyễn lợn/viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae (MH)

     

    Mycoplasma là nhóm vi sinh vật trung gian giữa vi rút và vi khuẩn, không có thành tế bào, kí sinh nội bào, khó phân lập trên môi trường nhân tạo. Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết thấp khoảng 10 %.

     

    Triệu  chứng  chính  của bệnh viêm phổi  địa  phương  là ho kéo dài, có âm rale, chảy dịch mũi, thở khó (ho kiểu chó ngồi) và sốt. Thể cấp tính thường xảy ra cho lợn giai đoạn 7-8 tuần tuổi và có thể gây tỉ lệ chết cao. Bệnh tích viêm  phổi thường quan sát thấy ở  thùy  đỉnh, thùy tim, thùy  hoành  hai bên phổi. Bệnh tích có tính chất đối xứng, giới hạn rõ rệt giữa vùng phổi viêm và vùng phổi lành. Thể mãn tính có thể gây tổn  thương  phổi với 30-70% lợn trong đàn. Đây chính là nguyên nhân gây tổn thất kinh tế. Cứ 10% phổi tổn thương có nghĩa là tăng trọng giảm 37g/ngày. Có thể chẩn đoán thông qua xét nghiệm kháng thể trong huyết thanh lợn bằng kit ELISA đã được thương mại hóa hoặc phản ứng PCR.

     

    Bệnh do Escherichia coli (tiêu chảy, phù đầu)

     

    Vi khuẩn E.coli là vi khuẩn Gram âm, xuất hiện thường xuyên trong đường ruột lợn. Lợn con mắc bệnh do bú vú lợn mẹ có dính phân, uống nước có chứa mầm bệnh hoặc stress do ghép bầy, di chuyển, đổi thức ăn.

     

    Độc tố của E.coli làm tổn thương thành mạch máu gây phù mắt, đầu, niêm mạc dạ dày, ruột. Lợn tiêu chảy phân vàng, xanh (màu sắc ít  có ý nghĩa trong chẩn đoán), mất nước, ói và chết với triệu chứng thần kinh hoặc không. 90% E.coli có độc tố ruột thuộc nhóm có cấu trúc kháng nguyên K99, K88, 987P, F41. Chẩn  đoán  bệnh còn có thể  phân lập vi khuẩn và thử sinh hóa hoặc dùng phản ứng PCR.

     

    Bệnh phó thương hàn do Salmonella Cholerasuis

     

    Nhiều serotype của loài Salmonella enterica có thể gây bệnh cho lợn nhưng S. enterica serovar Choleraesuis gây bệnh nặng nhất. Đây là vi khuẩn Gram âm, bệnh xảy ra nhiều nhất ở nhóm lợn 12-14 tuần tuổi.

     

    Triệu chứng bao gồm sốt cao, da đỏ, tím (tụ huyết vùng dưới hoặc vùng da mỏng như tai, mũi, bẹn, móng), tiêu chảy phân màu vàng, nếu nặng có cả màng nhày ruột bong tróc. Nếu nhiễm khuẩn huyết, lợn có thể khó thở, ho. Bệnh tích thường thấy bao gồm hạch màng treo ruột sưng to, ruột nhạt màu, nếu nặng có thể thấy các dạng loét cúc áo ở ruột (manh tràng). Nếu nhiễm trùng huyết thì dạ dày, thận có thể xuất huyết. Chẩn đoán bệnh thông qua phân lập vi khuẩn và thử sinh hóa hoặc dùng phản ứng PCR.

     

    Bảng 9. Danh mục kháng sinh theo thứ tự ưu tiên dùng trong trị bệnh nhiễm khuẩn cho lợn (heo)

    Vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa

    ƯU TIÊN 1

    ƯU TIÊN 2

    GIẢI PHÁP CUỐI

     

    Escherichia coli

     

     

    Apramycin, colistin, gentamicin, spectinomycin

    Sulfa/trimethopri, linco/spectinomyci, oxytetracycline, enrofloxacin, marbofloxacin

     

    Clostridium perfingens

     

     

    Penicillin G

     

    Ampicillin, amoxicillin, lincomycin, oxytetracycline

     

    Linco/

    spectinomycin

    Clostridium difficile

     

    Salmonella spp

     

    Sulfa/

    trimethoprim

    Apramycin, colistin, gentamicin, spectinomycin

    Oxytetracycline, enrofloxacin, flumequin

     

    Lawsonia intracellularis

     

    Linco/spectinomyci, oxytetracycline, tylosin, tylvalosin

     

     

    Brachyspira hyodysenteria

    Tiamulin, valnemulin, tylvalosin

    Lincomycin, linco/spectinomycin

     

    Tylosin

    Vi khuẩn gây bệnh hô hấp

    ƯU TIÊN 1

    ƯU TIÊN 2

    GIẢI PHÁP CUỐI

     

     

    Pasteurella multocida

     

     

    Penicillin G, florfenicol, sulfa/trimethoprim

    amoxicillin, ampicillin, doxycycline, oxytetracycline, gentamicin, tilmicosin, tildipirosin, gamithromycin, tulathromycin

     

    Linco/spectinomycn, tylosin, ceftiofur, cefquinome, enrofloxacin, marbofloxacin

     

     

    Bordeltella bronchiseptica

     

     

    amoxicillin, ampicillin, doxycycline, oxytetracycline, gentamicin, tildipirosin, gamithromycin,

    tulathromycin

    Linco/spectinomycin ceftiofur, cefquinome, enrofloxacin, marbofloxacin

     

     

     

    Mycoplasma hyopneumoniae

     

     

     

    Florfenicol, lincomycin, sulfa/trimethoprim, oxytetracycline, doxycycline, gentamicin, tildipirosin, tylosin, tilmicosin, tulathromycin, tylvalosin,

     

     

     

    Enrofloxacin, marbofloxacin

     

    Actinobacillus pleuropneumoniae

     

     

    Penicillin G, florfenicol, sulfa/trimethoprim

    Amoxicillin, ampicillin, doxycycline, oxytetracycline, gentamicin, tildipirosin, gamithromycin, tulathromycin, linco/spectinomycin

     

    Tilmicosin, tylosin, ceftiofur, cefquinome, enrofloxacin, marbofloxacin

     

    Actinobacillus suis

    Vi khuẩn gây bệnh cơ quan khác

    ƯU TIÊN 1

    ƯU TIÊN 2

    GIẢI PHÁP CUỐI

     

     

     

    Streptococcus suis

     

     

    Penicillin G

    Sulfa/trimethoprim, amoxicillin, ampicillin, tylosin, lincomycin

    Linco/spectinomycin, oxytetracycline, ceftiofur, cefquinome

     

     

    Haemophilus parasuis

     

     

    Penicillin G, sulfa/trimethoprim

    Amoxicillin, ampicillin, doxycycline, oxytetracycline, gentamicin, tildipirosin, tylosin, tulathromycin,

    linco/spectinomycin

     

    Cefquinome, ceftiofur, enrofloxacin, marbofloxacin

     

     

     

    Mycoplasma hyosynoviae

     

     

     

      Tiamulin

     

     

    Florfenicol, lincomycin, sulfa/trimethoprim, oxytetracycline, doxycycline, gentamicin, tildipirosin, tylosin, tilmicosin, tulathromycin,

    tylvalosin,

     

     

     

    Enrofloxacin, marbofloxacin

     

     

    Erysipelothrix rhusiopathiae

     

     

    Penicillin G, lincomycin

    Amoxicillin, ampicillin, oxytetracycline, doxycycline, linco/spectinomycin,

    tylosin, tilmicosin

     

     

     

    Staphylococcus hyicus

     

    Penicillin G

    Sulfonamide/ Trimethoprim Ampicillin, amoxicillin, linco/spec

    Lincomycin, ocytetracycline cefquinome

     

    Staphylococcus, Streptococus, Clostridium

    Penicillin G, oxytetracycline chlortetracycline, thiamphenicol

    sulfa/trimethoprim, amoxicillin

    ampicillin, lincomycin, linco/spectinomycin

     

     

    Ceftiofur, cefquinome

     

    Escherichia coli

     

    Sulfa/trimethoprim, doxycycline, oxytetracycline,

    linco/spectinomycin

    Cefquinome, enrofloxacin, marbofloxacin

    Nguồn: Burch và ctv, 2008; AMCRA, 2021; Danish Veterinary and Food Administration, 2018; RUMA, 2018

     

    Lưu ý: Mức độ mẫn cảm kháng sinh của từng vi khuẩn trên từng loài đông vật có thể rất khác nhau giữa các địa phương, khu vực địa lý. Người sử dụng kháng sinh cụ thể cho từng loài vật cần liên tục cập nhật về tình hình mẫn cảm/mức độ kháng kháng sinh của trang trại, địa phương, khu vực để chọn lựa.

     

    Bảng 10. Đường dùng, liều dùng (mg/kg khối lượng cơ thể) và vi khuẩn mục tiêu trong sử dụng kháng sinh cho lợn (heo)

    NHÓM/ KS

    Vi khuẩn

    Tiêm

    Trong nước

    Trong thức ăn

    Oxytetracycline

    Mycoplasma, P.multocida,

    A.pleuropneumoniae, H.parasuis,

    L.intracellularis, E.coli, Salmonella

    10

    10-30

    20

    Chlortetracycline

    20

    10-20

    Tetracycline

    20-40

    Doxycycline

    4-6

    12,5

    12,5

     

    Sulfonamide/ trimethoprim

    P. multocida, B. bronchiseptica,

    A.pleuropneumoniae, H.parasuis,

    S.suis, S hyicus, E.coli, Salmonella

     

     

    15

     

     

    30

     

     

    15

     

    Penicillin G

    P.multocida, B.bronchiseptica,

    A.pleuropneumoniae, H.parasuis,

    S.suis, S.hyicus, A.pyogenes,

    C.perfringens, E.rhusiopathiae

     

    10

     

     

    Penicillin V

     

    10

    10

    Amoxicillin

    P.multocida, B.bronchiseptica,

    S.suis, S.hyicus, A.pyogenes,

    C.perfringens, E.rhusiopathiae,

    A.pleuropneumoniae, H.parasuis, E. coli, Salmonella

    7-15

    20

    15-20

    Ampicillin

    7.5

    Ampicillin/ acid

    clavulanic

    7.5/1.75

    Cephalexin

    P.multocida, B.bronchiseptica,

    S.suis, S.hyicus, A.pyogenes,

    C.perfringens, E.rhusiopathiae,

    A.pleuropneumoniae, H.parasuis,

    E.coli, Salmonella

    7

    Ceftiofur

    3-5

    Cefquinome

    1-2

    Enrofloxacin

    Mycoplasma, P.multocida,

    A.pleuropneumoniae, H.parasuis,

    E.coli, Salmonella

    2,5

    Danofloxacin

    1,25

    Marbofloxacin

    2

    Thiamphenicol

    P.multocida, B.bronchiseptica,

    S.suis, H.parasuis,

    A.pleuropneumoniae

    10-30

    10

    Florfenicol

    15

    15

    15

    Streptomycin

     

     

    E.coli, Salmonella

    25

    Neomycin

    11

    11

    Apramycin

    7,5-12,5

    4-8

    Gentamicin

    Amikacin

     

    Colistin

    E.coli, Salmonella

     

    50000 IU

    50000 IU

     

    Tylosin

    M.hyopneumoniae, L.intracellularis

    B.hyodysenteriae, B.pilosicoli

     

    2-10

     

    25

     

    3-6

     

     

    Tilmisosin

    M.hyopneumoniae, L.intracellularis,

    B.hyodysenteriae, B.pilosicoli

    A.pleuropneumoniae, H.parasuis,

    P.multocida, S.suis

     

     

     

    8-16

     

    Tulathromycin

     

    2,5

     

     

    Lincomycin

    Mycoplasma, L.intracellularis,

    B.hyodysenteriae, B.pilosicoli

    10

    4,5

    5,5-11

    Valnemulin

    Mycoplasma, L.intracellularis,

    B.hyodysenteriae, B.pilosicoli

    3,75-10

    Tiamulin

    10-15

    8,8

    5-11

    Thời gian sử dụng tối thiểu là 3 ngày và tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất (Nguồn: Burch và ctv, 2008)

     

    Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospira)

     

    Bệnh truyền nhiễm gây ra do xoắn khuẩn, khó chẩn đoán trên lâm sàng. Vi khuẩn xâm nhập vào lợn và cư trú ở thận rồi lan tràn sang tử cung, vòi fallop lợn nái hoặc tinh hoàn lợn nọc.

     

    Bệnh này ảnh hưởng nhiều nhất là lợn nái với triệu chứng sảy thai (>1%), chết thai, lợn con yếu ớt. Mổ khám xác lợn con xảy thai sẽ thấy hiện tượng vàng da, vàng mỡ và thịt. Lưu ý đây là căn bệnh có thể lây truyền cho người. Có thể phát hiện xoắn khuẩn từ cặn nước tiểu của lợn và soi dưới kính hiển vi nền đen. Chẩn đoán bệnh còn có thể dựa vào việc phát hiện kháng thể với phương pháp MAT (ngưng kết trên phiến kính) hoặc dùng phản ứng PCR xác định kháng nguyên.

     

    Bệnh viêm hồi tràng (Ileitis)

     

    Bệnh do vi khuẩn Lawsonia intracellularis gây ra với 4 dạng: viêm tuyến ruột lợn, PIA (porcine intestinal adenopathy); viêm ruột hoại tử, NE (necrotic enteritis); (viêm hồi tràng từng vùng, RI (regional ileitis); viêm ruột xuất huyết tiến triển, PHE, (proliferative haemorrhagic enteropathy). PHE là dạng phổ biến nhất trên lợn lớn với triệu chứng tiêu chảy có máu (đen) và bệnh tích xuất huyết ruột non (hồi tràng). Lợn nái có thể chết đột ngột với phân đen dính đầy hậu môn. Vi khuẩn này kí sinh bên trong tế bào của lợn nên kháng sinh phòng trị phải là những nhóm có phân bộ nội bào.

     

    Nguồn: Cục Thú y

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.