Khẩn trương phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Khẩn trương phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi

    Tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi khu vực phía bắc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tổ chức tại tỉnh Hòa Bình ngày 30-12, lãnh đạo Bộ yêu cầu các địa phương phải chủ động thực hiện các hoạt động cụ thể về phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, đặc biệt đàn gia súc. Ðồng thời, cử các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc phòng, chống đói, rét cho vật nuôi, nhất là ở các địa phương vùng cao…

    Người dân huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đưa trâu, bò về nuôi nhốt tại gia đình để tiện chăm sóc trong những ngày rét đậm, rét hại. Ảnh: VĂN THÔNG

     

    ★ Ngày 30-12, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đã yêu cầu các địa phương Bắc Bộ, trọng tâm là các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và khu vực Bắc Trung Bộ tiếp tục theo dõi và tăng cường thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại để bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt người già và trẻ em, chú ý học sinh các trường nội trú, cảnh báo người dân không sưởi ấm bằng lò đốt than trong nhà kín, chủ động cho học sinh nghỉ học; bảo vệ sản xuất, cây trồng, hoa màu và chăn nuôi, chú ý việc giữ ấm cho đàn trâu, không để chăn thả tự do khi trời rét đậm, rét hại, trong đó, chú trọng các khu vực trọng điểm, vùng cao. Các tỉnh, thành phố ven biển tiếp tục liên lạc với chủ tàu, thuyền để chủ động phòng tránh gió mạnh và sóng lớn trên biển, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn.

     

    ★ Bộ NN và PTNT cho biết, từ ngày 29-12, Ðoàn công tác của Bộ, UBND tỉnh Thanh Hóa và các chuyên gia đã đi kiểm tra, đánh giá sự cố vỡ tuyến kênh bắc sông Chu – nam sông Mã. Về nguyên nhân, đánh giá ban đầu cho thấy đoạn kênh nằm trên nền địa chất có cấu trúc phức tạp, một bên là núi, một bên là suối, đất đắp không đồng nhất; đặc biệt đây là đoạn kênh đắp nổi, chiều cao lớn (khoảng 16 đến 18 m), nằm trên lớp đá phong hóa, có cung trượt phức tạp. Sau khi kiểm tra, đánh giá thực tế, Ðoàn công tác đã chỉ đạo đơn vị quản lý khai thác khẩn trương khắc phục sự cố, bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất vụ xuân năm 2021 đúng thời vụ; phối hợp với chính quyền địa phương để rà soát, đánh giá, đền bù thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng sau sự cố.

     

    ★ Tỉnh Hòa Bình hiện có 116.000 con trâu, gần 85.000 con bò, hơn 446.000 con lợn, gần 8 triệu con gia cầm và hơn 51.000 con dê. Tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tuyên truyền phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Qua đó người dân đã chủ động xây chuồng nuôi, chuyển đổi tối đa diện tích đất sản xuất cây lương thực, hoa màu kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi, dự trữ chế biến thức ăn từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp cho trâu, bò và vụ đông.

     

    ★ Tỉnh Yên Bái đã có công điện hỏa tốc gửi các địa phương, yêu cầu chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại cho người, nhất là người già, trẻ nhỏ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

     

    ★ Tại huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) có khoảng 7.000 con trâu, 4.200 con bò, 4.700 con dê, 7.500 con lợn và 250.000 con gia cầm các loại. Hiện hầu hết các chuồng nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đã được các hộ dân gia cố, che chắn, nguồn thức ăn dự trữ và nguyên liệu sử dụng sưởi ấm cũng đã được chuẩn bị cho những ngày rét đậm, rét hại.

     

    ★ Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, chiều hôm qua 30-12, không khí lạnh rất mạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8, giật cấp 10, biển động mạnh. Dự báo, từ hôm nay 31-12, do ảnh hưởng của không khí lạnh rất mạnh cho nên các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to; các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại (trọng tâm rét hại tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái) với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 60C đến 90C, vùng núi 30C đến 60C, vùng núi cao dưới 00C và có khả năng cao xảy ra băng giá và sương muối; ở các tỉnh Trung Trung Bộ trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 130C đến 160C; các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên trời chuyển lạnh, có nơi chuyển rét; từ hôm nay, Nam Bộ trời chuyển lạnh vào đêm và sáng sớm.

     

    Hôm nay và ngày mai 1-1-2021, ở vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8; vùng biển Trung Bộ, Nam Bộ gió đông bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3 đến 5 m. Khu vực bắc và giữa Biển Ðông có gió đông bắc mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; biển động mạnh; sóng biển cao từ 5 đến 7 m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.

     

    ★ Cũng theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, so với đợt rét kỷ lục năm 2016, đợt không khí lạnh mạnh lần này được đánh giá là tương đương nhưng có điểm khác biệt. Ðó là chủ yếu là rét khô, ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp, ban ngày có nắng nên cảm giác rét buốt không bằng năm 2016. Dự báo, trong tháng 1-2021, có khoảng từ bốn đến sáu đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta. Trong 20 ngày đầu tháng 1-2021, nền nhiệt độ ở Bắc Bộ giảm thấp và khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại hơn so với trung bình nhiều năm. Cần đề phòng băng giá, mưa tuyết tại vùng núi cao.

     

    PV và CTV

    Nguồn: Nhân Dân

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.