Trong những ngày gần đây, cùng với một số địa phương công bố hết dịch tả lợn châu Phi, thì vẫn có tỉnh tiếp tục phát hiện thêm các ổ dịch. Trước tình hình này, việc phòng chống dịch bệnh tả lợn châu Phi vẫn được các địa phương tăng cường, đặc biệt là tại những vùng chăn nuôi lớn.
Khử trùng chuồng trại tại thôn Phúc Lai, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: Thái Hùng/TTXVN
Tại tỉnh Hà Nam, ngày 10/4, Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân đã ký Quyết định công bố hết dịch tả lợn châu Phi tại xã Chính Lý sau khi tại đây đã qua 30 ngày kể từ khi con lợn cuối cùng mắc dịch phải tiêu hủy. Đây là địa phương đầu tiên của tỉnh Hà Nam công bố hết dịch tả lợn châu Phi.
Ngay khi phát hiện ổ dịch, Chi cục Chăn nuôi – Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam đã phối hợp với huyện Lý Nhân và chính quyền xã Chính Lý tổ chức khoanh vùng dập dịch, đồng thời thành lập 7 chốt kiểm soát, kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển lợn và sản phẩm lợn ra vào khu vực có dịch, phun thuốc khử trùng tiêu độc các phương tiện ra vào và qua ổ dịch.
Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, dịch bệnh tả lợn châu phi xuất hiện tại Hà Nam từ ngày 28/2/2019. Đến ngày 9/4, toàn tỉnh đã có 104 hộ trên địa bàn 13 xã, thuộc 4 huyện có lợn mắc dịch. Tổng số lợn đã tiêu hủy là hơn 1.800 con.
Hiện ngành nông nghiệp của tỉnh đang tiếp tục phối hợp với các cấp, ngành, địa phương tăng cường giám sát và phát hiện sớm ổ dịch, khoanh vùng dập dịch, không để dịch lây lan; triển khai khử trùng, tiêu độc chuồng trại chăn nuôi và môi trường xung quanh để ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập vào chuồng trại.
Tại Đồng Nai, dù dịch tả lợn châu Phi chưa xuất hiện, song do tỉnh có đàn lợn lớn nhất cả nước (2,5 triệu con), nên thông tin về dịch bệnh đã đẩy giá lợn đi xuống, nhiều hộ phải bán tháo đàn, ngưng chăn nuôi. Đến nay, giá lợn hơi tăng trở lại, nhưng người chăn nuôi vẫn cần đề cao cảnh giác, không nóng vội tăng đàn.
Anh Nguyễn Mạnh Văn, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai làm nghề nuôi lợn đã hơn 10 năm. Do dịch tả lợn châu Phi, nên giữa tháng 3/2019, anh Văn xuất bán toàn bộ 300 con lợn thịt khi trọng lượng mỗi con chỉ khoảng 80kg với giá 40.000 đồng/kg (bình thường 100 – 110kg mới xuất bán, giá bán 53.000 đồng/kg).
Thông thường, ngay khi bán lợn, anh Văn lập tức tái đàn, nhưng vì lo sợ dịch bệnh nên gần 1 tháng qua anh vẫn ngưng chăn nuôi, nghe ngóng tình hình.
Anh Văn cho biết, nghề nuôi lợn rất bấp bênh, rút kinh nghiệm từ những đợt khủng hoảng trước, lần này anh quyết định ngưng tái đàn để bảo toàn vốn. Khoảng 15 ngày qua, dịch tả lợn châu Phi tạm lắng, giá lợn hơi nay đã tăng lên 47.000 đồng/kg, giá lợn giống đang ở mức thấp nên anh đang tính đầu tư 200 con giống về nuôi.
Theo tìm hiểu của phóng viên, những ngày gần đây, hầu hết hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tại các địa phương ở Đồng Nai như huyện Thống Nhất, Trảng Bom, thị xã Long Khánh đã bắt đầu tái đàn, nhưng số lượng chỉ bằng 70% so với trước.
Tại các trang trại chăn nuôi lớn của tư nhân và doanh nghiệp, việc chăn nuôi đang diễn ra như khi dịch bùng phát, người chăn nuôi vẫn thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh, hạn chế người lạ, phương tiện ra vào khu vực chuồng trại.
Hiện chủ các trang trại đang theo dõi sát diễn biến của dịch, nếu tình hình không có nhiều biến động, họ sẽ tái đàn với số lượng như trước; rất ít trang trại tính việc tăng đàn.
Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, hiện Hiệp hội đang tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh. Trong tháng 3/2019, nhiều hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ở Đồng Nai giảm đàn, bán tháo lợn, thậm chí ngưng chăn nuôi.
Những ngày gần đây, khi dịch tả lợn châu Phi lắng xuống, người dân đầu tư con giống, nuôi trở lại nhưng số lượng không bằng trước đây. Thời gian tới, nếu dịch tả lợn châu Phi không có những diễn biến phức tạp như trong tháng 3 vừa qua, việc chăn nuôi ở Đồng Nai sẽ trở lại bình thường.
Ông Công cho rằng, đến nay, nhiều địa phương đã công bố hết dịch tả lợn châu Phi, song nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh vẫn hiện hữu. Cơ quan chức năng không nên lơ là phòng chống dịch, người chăn nuôi không được chủ quan, vẫn phải thực hiện đầy đủ các giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Theo Sở Công Thương Đồng Nai, dịch tả lợn châu Phi lắng xuống là tín hiệu tích cực, giúp ổn định tình hình chăn nuôi. Khi dịch bùng phát ở một số tỉnh, thành giá lợn hơi ở Đồng Nai giảm sâu, có lúc còn 38.000 đồng/kg, số lượng lợn của Đồng Nai xuất đi các tỉnh, thành khác cũng giảm còn 5.000 con/ngày.
Khoảng 7 ngày qua, giá lợn tăng lên, hiện đạt từ 46.000 đồng/kg – 48.000 đồng/kg, lượng lợn xuất đi các tỉnh khác đạt hơn 7.000 con/ngày. Nếu dịch được khống chế thành công, giá lợn hơi sẽ tăng, có thể đạt 57.000 đồng/kg.
Theo ông Trần Văn Quang, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai, Đồng Nai vẫn thực hiện nghiêm ngặt, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch. Tất cả các trạm kiểm dịch động vật cố định và tạm thời (mới thành lập từ tháng 3/2019) vẫn hoạt động 24/24 giờ nhằm kiểm tra, kiểm soát toàn bộ lợn lưu thông qua địa bàn tỉnh. Cơ quan chức năng thực hiện tiêu độc khử trùng tại những địa bàn trọng điểm. Tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống.
“Người chăn nuôi tái đàn vào thời điểm này là cần thiết, giúp ổn định tình hình chăn nuôi và nguồn cung thịt lợn. Do dịch bệnh còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp, các trang trại cần theo dõi sát tình hình, không nên vội vã tăng đàn.
Để giảm thiểu rủi ro, người nuôi lợn cần chọn con giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng. Quá trình nuôi phải tiến hành tiêu độc, khử trùng, thường xuyên vệ sinh chuồng trại; không sử dụng thức ăn dư thừa tại các bếp ăn công nghiệp; hạn chế người lạ và phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi”, ông Quang nhấn mạnh.
Nguyễn Chinh – Công Phong (TTXVN)
Nguồn: Báo Tin tức
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất