[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian qua, Cục Thú y đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (sau đây gọi là Thông tư số 25). Các ý kiến đánh giá rất cao những nội dung sửa đổi, bổ sung của dự thảo. Tuy nhiên, đối với nội dung quy định về kiểm dịch sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong đã chế biến có gần 90% ý kiến đề nghị phải kiểm dịch và có hơn 10% ý kiến đề nghị bỏ kiểm dịch các sản phẩm này. Điều này, nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành…
Thế giới yêu cầu kiểm dịch, tại sao ta lại bỏ?
Trước hết, Luật Thú y thế giới (OIE) đã quy định phải kiểm dịch. Tại điều 8.8.20 quy định đối với sản phẩm thịt chế biến của động vật dễ bị nhiễm bệnh LMLM, cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu phải tổ chức kiểm soát theo chuỗi, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu bảo đảm sản phẩm thịt chế biến có nguồn gốc từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có bệnh LMLM, động vật được giết mổ từ cơ sở giết mổ đã được cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra bảo đảm yêu cầu, động vật đã được kiểm tra trước, trong và sau giết mổ, sản phẩm thịt bảo đảm an toàn thực phẩm, phù hợp cho người tiêu dùng,…; Đối với sản phẩm sữa chế biến, Tổ chức OIE cũng quy định rất cụ thể về nội dung chứng nhận kiểm dịch đối với sữa và sản phẩm sữa trong thương mại quốc tế, với mục đích để kiểm soát, ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao lây truyền qua sản phẩm sữa như bệnh LMLM, lao bò, sảy thai truyền nhiễm,… và cơ quan thú y có thẩm quyền của nước nhập khẩu yêu cầu sản phẩm sữa nhập khẩu phải được kiểm soát theo chuỗi, các lô hàng phải được kiểm tra và cấp chứng nhận kiểm dịch XK bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, phù hợp cho người tiêu dùng,…
Kiểm soát sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến chặt chẽ hơn nữa khi nhập khẩu vào Việt Nam
Vì vậy, theo GS TS Đậu Ngọc Hào – Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam, đối với các sản phẩm chăn nuôi, chúng ta tham gia WTO, Hiệp định kiểm dịch động vật (SPS), các thành viên phải thực hiện các hiệp định này. Buôn bán động vật, sản phẩm động vật có đặc thù nên cần có Hiệp định, vì: Các dịch bệnh có tính chất toàn cầu và khu vực, do vậy cần phải thực hiện để ngăn chặn các mầm bệnh, sinh vật lạ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước; Bảo vệ sức khỏe con người, động vật vì có nhiều bệnh có thể lây từ động vật sang người.
Một số ý kiến cho rằng bỏ kiểm dịch một số sản phẩm chế biến, nhưng quy định của OIE và Codex vẫn cần phải thực hiện. Quy định bao gồm cả động vật, sản phẩm động vật, các mầm bệnh có thể có ở sản phẩm chế biến như bệnh Lao bò ở sữa…Ví dụ, mật ong có ghê gớm gì đâu nhưng Việt Nam cần đầu tư, chuẩn bị đàm phán, trao đổi hơn 7 năm mới có thể xuất khẩu được? Phía Ấn Độ yêu cầu sản phẩm xuất sữa chua sang họ: Trước kiểm dịch cần cung cấp đầy đủ những yêu cầu, có xác nhận của Cục Thú y; Kiểm soát nguy cơ, các loài gặm nhấm; Lấy mẫu để xét nghiệm, sau đó phân tích nguy cơ, đánh giá khả năng tồn dư kháng sinh…
“Vậy thì tại sao ta không làm, tại sao phải bỏ kiểm dịch sản phẩm chế biến đi?Hiện tại, Việt Nam nhập khẩu nhiều xuất khẩu ít.Các nước đang làm rất chặt chẽ và hàng rào kỹ thuật ngày càng được nâng lên cao lên rất nhiều, được quy định chặt chẽ. Nếu chúng ta không bảo vệ được các sản phẩm nông nghiệp của ta thì sẽ thua hết”, GS TS Đậu Ngọc Hào khẳng định
Chật vật xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, hà cớ chi dễ dãi với nước ngoài?
Theo Cục Thú y, kiểm soát sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến chặt chẽ hơn nữa khi nhập khẩu vào Việt Nam, giống như hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch, kiểm soát của các nước đang áp dụng đối với sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến của Việt Nam khi Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu các sản phẩm thịt, trứng, sữa, mật ong chế biến. Các nước yêu cầu Việt Nam phải có hệ thống cơ quan quản lý và hệ thống phòng xét nghiệm đảm bảo yêu cầu để kiểm soát, xét nghiệm xuyên suốt cả quá trình từ thức ăn chăn nuôi, quá trình nuôi, giết mổ, chế biến lấy mẫu xét nghiệm và cấp giấy chứng nhận cho từng lô hàng; có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình quốc gia của nhà nước về kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và định kỳ báo cáo kết quả của chương trình này, kinh phí của nhà nước phải bỏ ra hơn 6 tỷ đồng/năm.
Mặt khác, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải có kế hoạch kiểm soát an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm trong quá trình nuôi và giết mổ, chế biến. Định kỳ tổ chức các đoàn cán bộ thú y sang Việt Nam để thanh tra, kiểm tra chuỗi sản xuất động vật chế biến để xuất khẩu, nếu đạt yêu cầu thì mới cho phép xuất khẩu,
Đồng thời, từng lô hàng xuất khẩu khi cập cảng biển của nước nhập khấu, cơ quan kiểm sịch động vật cửa khẩu lấy mẫu các lô hàng tại các cửa khẩu và hàng hóa được lưu giữ tại cửa khẩu (ví dụ: thịt gà chế biến sâu xuất khẩu sang Nhật Bản để ở khu vực cửa khẩu nhập khẩu khoảng 7-10 ngày, để cơ quan kiểm dịch cửa khẩu của Nhật Bản lấy mẫu 100% lô hàng nhập khẩu để kiểm tra ít nhất 03 chỉ tiêu vi khuẩn là Salmonella, E.Coli, Tụ cầu vàng và kiểm tra ngẫu nhiên rất nhiều chỉ tiêu chất tồn dư độc hại trong danh mục 100 chất tồn dư phải kiểm tra, nếu đạt yêu cầu mới được thông quan hàng hóa.
Còn theo ông Đinh Quyết Tâm, Chủ tịch Hội nuôi Ong Việt Nam cho rằng, ngànhong bé nhưng xuất khẩu sản phẩm đi khắp thế giới sang Nhật, Mỹ, EU…Từ năm 1997, mật ong Việt Nam đã bị đưa ra khỏi danh sách sản phẩm được nhập vào EU, chỉ vì: Bệnh do ve ký sinh ở tổ ong, do đó nên người nuôi phải dùng axit formic. Đoàn EU kiểm tra hỏi người dân mua hóa chất này ở đâu, bảo mua ở chợ Kim Liên TP Hồ Chí Minh, đoàn EU đánh giá rất nặng.Đoàn EU kiểm tra ngẫu nhiên cửa hàng thuốc thú y trên đường đi để hỏi mua thuốc kháng sinh, ho mua được ngay nên Đoàn này cũng đánh giá lỗi rất nặng.Đến năm 2013 mới được tái xuất và phải tốn rất nhiều tiền bạc, công sức.EU hiện nay yêu cầu rất chặt, nếu sản phẩm không đạt thì phải hủy; cứ 02 năm EU sang kiểm tra 1 lần. Còn Hoa Kỳ đã ban hành Luật An toàn thực phẩm được áp dụng từ năm 2016, mỗi mặt hàng đều phải có Kế hoạch kiểm soát an toàn thực phẩm.
Nếu không kiểm tra, kể cả thức ăn chăn nuôi không kiểm tra thì cũng không ổn vì trong nuôi ong, có thời kỳ phải cho ong ăn thức ăn (khi không có hoa). Đoàn nước ngoài sẽ hỏi mua thức ăn cho ong ở đâu? Có chứng nhận của cơ quan thú y hay không?Nếu bỏ đi, không chỉ vấn đề nhập khẩu, vấn đề xuất khẩu cũng không ổn định vì phải kiểm tra cả quá trình. Hiện nay yêu cầu về an toàn thực phẩm rất khủng khiếp, ngày càng có nhiều chỉ tiêu. Ví dụ như mật ong trước đây chỉ kiểm tra 4 chỉ tiêu, nay yêu cầu 24 chỉ tiêu; kinh phí tốn 60 triệu đồng/lô hàng.
Trung Quốc là đối thủ xuất khẩu mật ong lớn nhất của Việt Nam, nếu Việt Nam bỏ kiểm dịch, mật ong Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam vì nhiều lí do như chống bán phá giá. Các nước sẽ kiểm tra về số lượng, chất lượng, nếu vượt quá khả năng của Việt Nam, các nước sẽ nghi ngờ là mật ong của Trung Quốc.“Cần hết sức thận trọng về vấn đề này”, ông Đinh Quyết Tâm nhấn mạnh.
ĐỨC PHÚC
TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam: Cần kiểm dịch để bảo vệ sản xuất trong nước
Ngành chăn nuôi đang chịu sức ép nặng nề nhất, nếu không kiểm soát thì chúng ta sẽ tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của nhiều nước, kể cả nước láng giềng.Các nước đang gây sức ép cho Việt Namđể được xuất khẩu các sản phẩm động vật vào Việt Nam, cần phải tìm cách kìm hãm nhập khẩu để bảo vệ chăn nuôi trong nước, duy trì sinh kế của người dân.Vì sức khỏe người dân Việt Nam, tính cạnh tranh và sản xuất trong nước, cần cải tiến nhưng Chính phủ cũng cần đưa ra nhiều hơn nữa nhưng hàng rào kỹ thuật để kìm hãm nhập khẩu, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước có cơ hội phát triển. Tại sao các nước ngày càng gia tăng áp dụng các biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước thì chúng ta lại bỏ kiểm dịch đi?
Ông Nguyễn Văn Ngọc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ: Vì quyền lợi của người chăn nuôi và người tiêu dùng
Tôi làm chăn nuôi hơn 30 năm nay, rất mừng là Chính phủ nhiều năm qua đã sửa đổi các quy định, nhưng lại rất ngỡ ngàng vì chúng ta đi quá nhanh, bỏ kiểm dịch sản phẩm chế biến.Nếu bỏ, các nước sử dụng sản phẩm động vật chết đã qua chế biến bán cho Việt Nam và chúng ta sẽ ăn phải. Nhiều nước trên thế giới sẵn sàng sử dụng thịt bẩn, thịt của động vật chết để sản xuất sang Việt Nam, trong khi ở Việt Nam, nếu tiêu thụ thịt của động vật chết sẽ bị xử lí. Các nước trứng hỏng thường sản xuất thành phân bón, nay họ có thể sản xuất chế biến sang ta. Ngành chăn nuôi trong nước sẽ chết đứng, người chăn nuôi Việt Nam lất nước mắt trộn lẫn cơm để ăn.Người tiêu dùng Việt Nam sẽ ăn toàn đồ ăn bẩn.Nếu chúng ta đi quá nhanh, không bàn kỹ thì chúng ta sẽ thua, thông thoáng quá sẽ rất nguy hiểm.
Ông Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế TW: Quản tận gốc chứ không quản ở phần ngọn
Rất chia sẻ với các doanh nghiệp, thậm chí các doanh nghiệp nên kêu mạnh hơn nữa để có công cụ bảo vệ thực sự hiệu quả.Chúng ta cần xem mục tiêu, giải pháp như vậy đã đạt yêu cầu hay không? Giải pháp có đáp ứng, giúp đạt mục tiêu, chi phí có chấp nhận được hay không? Xem kỹ các công cụ có phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế hay không? Nếu không, công cụ khác thay thế được không?Nhập từ bên ngoài vào phải theo quy trình, quản tận gốc chứ không quản ở phần ngọn, cần điều chỉnh đúng quy trình. Ví dụ như sản phẩm thịt gà.Các phương pháp hiện nay đã bảo vệ chúng ta chưa? Hay cần có các biện pháp khác? Cần minh bạch để có một cách hiểu, không để hiểu tùy ý sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh…
- công tác kiểm dịch li>
- luật chăn nuôi li>
- kiểm dịch li> ul>
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Lạng Sơn: Tiêm được trên 60 nghìn liều vaccine, ASF được khống chế
Tin mới nhất
T4,11/12/2024
- Việt Nam nhập thịt và phụ phẩm nhiều kỷ lục
- Sửa chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông
- Ứng dụng công nghệ sinh sản nhân nhanh đàn bò sữa Việt Nam
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Người chăn nuôi Philippines tới Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tiêm vaccine ASF cho heo nái
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Hoà Bình: Xây dựng thương hiệu dê vùng cao Đà Bắc
- Đồng Nai: Đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch bệnh dịp tết
- Tuyên Quang: Sản lượng sữa tươi đạt trên 36.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay
- BAF Việt Nam bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh vào vị trí Phó Tổng giám đốc
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất