Kiệt quệ sau lũ - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kiệt quệ sau lũ

    Nhiều người dân Quảng Ngãi hứng chịu thiệt hại nặng nề trong trận lũ vừa qua. Trong đó, nhiều chủ gia trại chăn nuôi rơi vào cảnh khánh kiệt khi phần lớn tài sản, vốn liếng của họ đã trôi theo dòng nước.

     

    Sau gần 10 ngày nước lũ rút, người dân đã dần bắt nhịp cuộc sống thường nhật. Song, trên khuôn mặt của nhiều nông dân vẫn còn hiện rõ sự thất thần, bởi bao nhiêu cố gắng, nỗ lực làm lụng vất vả cùng tính toán, dự định tốt đẹp phút chốc tan biến theo dòng lũ.

     

    Cuộc sống gia đình khó khăn lại phải nuôi 5 đứa con ăn học, nên vợ chồng ông Đỗ Ngọc Liên, thôn Giao Thủy, xã Bình Thới (Bình Sơn) phải vay mượn nhiều nơi, đầu tư chăn nuôi vịt, gà. Thế nhưng, trận lũ vừa qua đã cuốn trôi của ông trên 250 con gà, vịt. Hơn 300 con vịt may mắn còn lại, giờ cũng đối mặt với thua lỗ, vì giá quá thấp.

    Kiệt quệ sau lũNhững con gà còn sót lại của anh Mẫu cũng chết dần sau lũ

     

    Ông Liên chia sẻ: “Tôi dự định cuối năm bán số gia cầm trên để trả bớt nợ cho ngân hàng mà lúc trước vay cho con đi học, nhưng giờ đã trôi mất. Sắp tới không biết lấy tiền đâu mà trả nợ. Rồi còn nợ tiền cám của mấy đại lý hơn 40 triệu đồng nữa. Chỉ mong giá vịt cao để bán số vịt còn lại trả tiền cho các đại lý”.

     

    Trường hợp của anh Võ Mẫu, xã Bình Minh cũng bi đát không kém, bởi tài sản lớn nhất là hơn 100 con gà nòi đã bị lũ cuốn trôi, thiệt hại trên 15 triệu đồng. Những tưởng hơn 20 con gà còn sót lại là sự động viên để anh gầy dựng lại đàn gà. Tuy nhiên, do môi trường ô nhiễm sau lũ, nên số gà ấy cũng lần lượt chết.

     

    Đứng thẫn thờ bên chuồng trại trống không sau trận lũ, anh Mẫu xót xa: “Cũng mong muốn thoát cảnh khốn khó, có tiền chữa bệnh và cho con ăn học, nên tôi liều vay mượn để đầu tư nuôi gà nòi. Bao nhiêu dự định, mừng vui, tính toán, thế mà giờ chẳng còn gì cả, trong khi nợ thì vẫn còn nguyên”, anh Mẫu nói.

     

    Tuy không thuộc hộ nghèo, nhưng hoàn cảnh của gia đình anh Mẫu lại hết sức khó khăn. Đặc biệt, cuối năm 2016, anh bị bệnh tiểu đường nặng khiến hai mắt bị mờ, sức khỏe giảm sút, mất khả năng lao động. Vậy nên, gần một năm qua bao nhiêu gánh nặng đều đè lên đôi vai của vợ anh là chị Võ Thị Hoàng. Gia đình 4 miệng ăn chỉ biết dựa vào nghề bán bánh mì và chuối chiên của chị. Còn những lúc đi chữa bệnh cho chồng, hoặc đóng tiền học cho hai đứa con, chị phải chạy vạy vay mượn khắp nơi.

     

    Tuy nhiên, do ngôi nhà chị đang ở không có sổ đỏ, nên không thể vay ngân hàng. Những lúc khó khăn, chị đành đi vay nóng với lãi suất rất cao.

     

    Chị Hoàng chia sẻ: “Lúc trước anh Mẫu bị bệnh, tôi đành đi “bốc nóng” 10 triệu đồng, nên mỗi tháng phải trả lãi 1 triệu đồng. Đến nay cũng gần một năm rồi mà số tiền gốc vẫn chưa trả nổi. Vừa rồi, vợ chồng tôi tính toán cố chăm bầy gà để bán trả nợ, ấy thế mà…”, chị Hoàng buông lửng câu nói trong nước mắt.

     

    Bài, ảnh: Hồng Hoa

    Nguồn: Báo Quảng Ngãi

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.