Năm 2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 3,93 triệu tấn, tương đương gần 1,52 tỷ USD, giảm 12,6% về khối lượng, nhưng tăng 14% về kim ngạch so với năm 2021.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2022 cả nước nhập khẩu 218.937 tấn lúa mì, tương đương 82,54 triệu USD, giá trung bình 377 USD/tấn, giảm 28,7% về lượng, giảm 29,6% kim ngạch và giảm 1,3% về giá so với tháng 11/2022. So với tháng 12/2021 cũng giảm 10,4% về lượng, giảm 0,3% kim ngạch nhưng tăng 11,3% về giá.
Tính chung trong năm 2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 3,93 triệu tấn, tương đương gần 1,52 tỷ USD, giảm 12,6% về khối lượng, nhưng tăng 14% về kim ngạch so với năm 2021, giá trung bình đạt 385,3 USD/tấn, tăng 30,4%.
Trong tháng 12/2022 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Australia sụt giảm 20,8% về lượng, giảm 24% kim ngạch và giảm 4% về giá so với tháng 11/2022, đạt 137.328 tấn, tương đương 53,09 triệu USD, giá 386,6 USD/tấn; so với tháng 12/2021 thì tăng mạnh 41,6% về lượng, tăng 47% kim ngạch và tăng 3,9% về giá. Tính chung cả năm 2022, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Australia, chiếm gần 72% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt 2,8 triệu tấn, tương đương 1,08 tỷ USD, giá trung bình 387,5 USD/tấn, giảm 11% về lượng, nhưng tăng 15,3% về kim ngạch và tăng 29,7% về giá so với năm 2021.
Đứng sau thị trường chủ đạo Australia là thị trường Brazil chiếm 8,2% trong tổng lượng và chiếm 7,4% trong tổng kim ngạch, đạt 322.760 tấn, tương đương 112,55 triệu USD, giá trung bình 348,7 USD/tấn, tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch giá so với năm 2021, với mức tăng tương ứng 40,6%, 104,6% và 45,5%.
Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 276.928 tấn, tương đương 128,19 triệu USD, giá 462,9 USD/tấn, tăng 37,9% về lượng, tăng 100,9% kim ngạch và tăng 45,6% về giá so với năm 2021, chiếm 7% trong tổng lượng và chiếm 8,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước.
Đáng chú ý, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ấn Độ chỉ đạt 73.145 tấn, tương đương 27,21 triệu USD, nhưng so với năm 2021 thì tăng rất mạnh 1.448% về khối lượng và tăng 1.755% về kim ngạch.
Nhập khẩu lúa mì năm 2022
- Nhập khẩu lúa mì li> ul>
- Chăn nuôi Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn
- Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Biến ‘rác’ thành nguyên liệu
- Dê hơi giảm giá, giá heo hơi ở mức thấp, giá vịt thịt tăng cao
- Sản lượng thịt lợn của Anh tháng 2/2023 giảm
- Trứng gà ta rẻ hơn trứng gà công nghiệp
- Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Max2SLive vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn
- Vitalite Enery Chick
- Chuyển giao kỹ thuật nuôi vịt cho các hộ nghèo huyện Thường Xuân (Thanh Hóa)
- Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao
- Dự báo cung cầu ngô toàn cầu niên vụ 2022/23
Tin mới nhất
T3,28/03/2023
- Chăn nuôi Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn
- Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Biến ‘rác’ thành nguyên liệu
- Dê hơi giảm giá, giá heo hơi ở mức thấp, giá vịt thịt tăng cao
- Sản lượng thịt lợn của Anh tháng 2/2023 giảm
- Trứng gà ta rẻ hơn trứng gà công nghiệp
- Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Max2SLive vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn
- Vitalite Enery Chick
- Chuyển giao kỹ thuật nuôi vịt cho các hộ nghèo huyện Thường Xuân (Thanh Hóa)
- Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao
- Dự báo cung cầu ngô toàn cầu niên vụ 2022/23
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất