Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu tổng hợp (Phần 1) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu tổng hợp (Phần 1)

    Đà điểu có khả năng thích nghi với một vùng trải rộng từ 50 độ vĩ Bắc tới 30 độ vĩ Nam có tất cả các loại hình khí hậu nóng, lạnh, khô, ẩm khác nhau. Hiện nay nhiều nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia, các nước Châu Âu (Israel, Pháp….) và Mỹ đang phát triển mạnh chăn nuôi Đà điểu.

    Kỹ thuật chăn nuôi đà điểu tổng hợp (Phần 1)

    I. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

     

    1. Giai đoạn nuôi gột úm: sơ sinh-3 tháng tuổi

     

    – Khối lượng sơ sinh:  0,8-1,0 kg/con

     

    – Tỷ lệ nuôi sống: 75-85 %

     

    – Khối lượng cuối giai đoạn:  22 kg/con

     

    – Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh:  1,86 kg

     

    – Xanh:  2,28 kg

     

    2. Giai đoạn đà điều con 3-6 tháng tuổi

     

    – Tỷ lệ nuôi sống:  90-95 %

     

    – Khối lượng cuối giai đoạn:  53 kg/con

     

    – Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh: 2,99 kg

     

    Xanh:  4,34 kg

     

    3. Giai đoạn sinh trưởng 6-12 tháng tuổi

     

    – Tỷ lệ nuôi sống:  95-98 %

     

    – Khối lượng cơ thể? Trống:  105-110 kg/con

     

    Mái:  88-95 kg/con

     

    – Tiêu tốn thức ăn/giai đoạn: Tinh:  6,0-6,2 kg

     

    Xanh:  4-4,5 kg

     

    (Nếu nuôi thịt giết mổ lúc 10-12 tháng tuổi)

     

    4. Giai đoạn nuôi dò, hậu bị: 12-24 tháng tuổi

     

    – Tỷ lệ nuôi sống:  97-98 %

     

    – Tỷ lệ chọn lọc lên đẻ:  80-85%

     

    – Khối lượng cơ thể? Trống:  125-140 kg/con

     

    Mái:  90-115 kg/con

     

    – Nên cho ăn thức ăn: Tinh:  1,3-1,4 kg/con/ngày

     

    Xanh:  1,0-1,5 kg/con/ngày

     

    5. Giai đoạn sinh sản

     

    – Tuổi thành thục (đà điểu úc)

     

    Con trống > 30 tháng

     

    Con mái > 24 tháng

     

    – Tỷ lệ nuôi sống:  95-98 %

     

    – Tỷ lệ ghép trống mái:  1/2

     

    – Mức ăn thức ăn:? Tinh:  1,6-1,7 kg/con/ngày

     

    Xanh:  tự do (thả đồng cỏ)

     

    – Sản lượng trứng/mái:

     

    + Năm đẻ thứ nhất:  10-20 trứng

     

    + Năm đẻ thứ hai:  30-45 trứng

     

    – Chi phí thức ăn /trứng giống (8 tháng đẻ) mùa sinh sản

     

    + Năm đẻ thứ nhất: 20,4 kg/trứng

     

    + Năm đẻ thứ hai:  9,0- 13,6 kg/trứng

     

    – Tỷ lệ phôi:  65-68%

     

    – Tỷ lệ nở/phôi: 75-80%

     

    – Tỷ lệ ấp nở/trứng ấp: 48,7-54,4%

     

    II. Kỹ thuật nuôi đà điểu từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi 

     

    Đây là giai đoạn rất quan trọng, kết quả nuôi tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp hiệu quả khai thác các lứa tuổi sau:

     

    1. Chuồng nuôi gột

     

    Nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh loại tiêng ồn như đường sắt, phi trường, nhà máy, đường ô tô…. Nhà nuôi gột được thiết kế có chuồng kín nuôi úm và sân chơi đảm bảo diện tích.

     

    Tuổi Đà điểu

    Chuồng úm (m2/con)

    Sân chơi (m2/con)

    1 – 60 ngày

    0,3 – 0,5

    2,0

    60 – 90 ngày

    1,5 – 2,0

    4 – 6

     

    Chuồng úm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi có chiều dài ~ 50 m để đà điểu chạy múa theo bản năng không bị cản trở. Sân chơi tốt nhất là thảm cỏ hoặc đất nền được nhặt sạch các dị vật như mảnh thuỷ tinh, sợi kim loại, que nhọn …..

     

    2. Thảm lót và chất độn chuồng

     

    Từ 1-2 tuần đầu nền nhà nuôi úm được lót bằng rơm hoặc trải thảm mềm để đà điểu đi lại vững chắc và giữ ấm được phần bụng.

     

    Từ 3 tuần trở đi dùng trấu, có thể dùng cát khô, phoi bào lót nền.

     

    Chức năng chạy của đà điểu rất quan trọng vì vậy khi nhốt ở nền cứng, trơn sẽ làm chân biến dạng, trật khớp dẫn đến hao hụt cao. ở mọi nơi bệnh này chiếm tỷ lệ cao khi nuôi gột Đà điểu.

     

    3. Nhiệt độ và ẩm độ

     

    Sau khi nở 24 giờ đà điểu đưa vào quây úm, bộ lông chưa đầy đủ, điều hoà thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho nó. Ngoài ra trong bụng còn tích khối noãn hoàng lớn (253 – 350 g) dễ bị lạnh khi nhiệt thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến sơ cứng không tiêu hoá được, viêm nhiễm là nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu.

     

    Bảng 1: Đảm bảo nhiệt độ thích hợp

     

    Tuần tuổi

    Nhiệt độ (°C)

    ẩm độ tốt nhất (%)

    Mới xuống chuồng

    32 – 35

    65 – 70

    1

    30 – 32

    70

    2

    28 – 30

    70

    3

    24 – 26

    70

    4

    22 – 23

    70

    >5

    22

    70

     

    Từ 1 tháng tuổi luyện cho đà điểu thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh.

     

    Khi úm luôn phải quan sát phản ứng của con vật với nhiệt độ. Nếu nhiều con tránh xa khu vực lò sưởi (đèn) hay há miệng thở cần giảm nhiệt độ xuống, ngược lại nếu nhiều con tập trung gần nơi phát nhiệt những con ngoài rìa run run đó là nhiệt độ thấp cần phải tăng nhiệt lên. Khi đủ ấm đà điểu vận động mau lẹ hoặc nằm rải rác ngủ ngon lành.

     

    Ẩm độ chuồng gột giữ tốt nhất ở mức 65 – 70%.

     

    4. Quy mô đàn

     

    Để quan sát và chăm sóc đồng đều từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi bố trí 20 – 25 con/ quây úm. Quy mô lớn hơn đà điểu hạn chế vận động, tăng trưởng chậm, nếu gặp tác nhân hại đột ngột gây kinh động làm chúng sợ hãi nháo nhác dẫm đạp lên nhau dễ gây chân thương và các khuyết tật về chân.

     

    5. ánh sáng – vận động

     

    Ánh sáng và vận động phải phù hợp để kích thích đà điểu con ăn nhiều, tiêu hoá tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh. Nếu bên ngoài khí hậu tốt, ánh nắng đầy đủ thì 20 ngày tuổi có thể cho đà điểu con ra ngoài sân chơi để vận động và tắm nắng. Thời gian thả tăng từ từ theo từng ngày.

     

    Một tháng tuổi thả tự do vận động khi thời tiết tốt, nhưng khi trời mưa, xấu thì phải nhanh chóng đưa chúng vào chuồng.

     

    Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3 w/m2 để chúng dễ dàng ăn uống. đà điểu là chim chạy vì vậy tạo điều kiện để chúng vận động sớm là rất quan trọng.

     

    6. Chế độ dinh dưỡng

     

    Đà điểu tuy được nuôi dưỡng thuần hoá đã lâu nhưng vấn đề dinh dưỡng vẫn là thời sự và đang tiếp tục nghiên cứu. Các giai đoạn tuổi, khẩu phần thức ăn được cân đối nhu cầu dinh dưỡng dưới đây sẽ cho kết quả tốt.

     

    Bảng 2: Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

     

    Tháng tuổi

    0-1 tháng

    1-2 tháng

    3-6 tháng

    7-12 tháng

    13-24 tháng

    Protein (%)

    20

    18

    17

    14

    12-14

    ME (kcal)

    2750

    2600

    2500

    2400

    2400

    Lizin (%)

    1,13

    0,96

    0,90

    0,81

    0,76

    Methionin(%)

    0,35

    0,32

    0,29

    0,24

    0,23

    Ca (%)

    1,2-1,3

    1,2-1,5

    1,2-1,5

    1,0-1,2

    0,9-1,0

    P (%)

    0,66

    0,65

    0,60

    0,60

    0,55

    Vitamin A (UI)

    12500

    12500

    12500

    12500

    12500

    Vitamin D (UI)

    2500

    3000

    3000

    3000

    3000

    Vitamin E (UI)

    40

    40

    40

    40

    40

     

    Thức ăn nuôi đà điểu mới, không ôi mốc, tốt nhất sử dụng cám viên để đà điểu ăn không rơi vãi.

     

    7. Máng ăn, máng uống

     

    Máng ăn dùng bằng nhựa hoặc cao su không dùng máng có các góc cạnh nhọn sắc dễ gây chấn thương chân.

     

    Máng uống có thể dùng các chậu bằng sành sứ hoặc vật tương tự có bề mặt rộng để đà điểu thuận tiện khi uống bằng động tác ngậm nước đưa lên cao rồi mới nuốt. Nguồn nước phải sạch sẽ không có mùi. Những ngày đầu nên cho đà điểu uống nước mát hoặc ấm, nước uống để tự do, có thể đặt máng ăn cách xa máng uống để tạo sự vận động của Đà điểu.

     

    8. Chăm sóc và cách cho ăn

     

    Đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mổ thức ăn hoặc nhặt các vật lạ khác.

     

    Nếu không để sãn thức ăn tươi ngon, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột rồi chết.

     

    1 – 30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày

     

    31 – 60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày

     

    61 – 90 ngày tuổi cho ăn 2 – 3 lần/ngày

     

    Phương pháp cho ăn: có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để đà điểu ăn được nhiều thức ăn tinh hơn. đà điểu phát triển tốt có khả năng thu nhận thức ăn và đạt tăng trọng như sau

     

    Bảng 3: Khả năng thu nhận thức ăn và khối lượng cơ thể

     

    Tuần tuổi

    Khối lượng (kg/con)

    Thức ăn tinh (g/con/ngày)

    Thức ăn xanh (g/con/ngày)

    Sơ sinh

    0,85-0,9

       

    1

    1,00

    9,3

    56,0

    2

    1,22

    33,8

    86,0

    3

    1,92

    85,6

    95,0

    4

    2,94

    179,2

    120,0

    5

    4,56

    257,1

    120,0

    6

    7,62

    330,6

    157,0

    7

    8,23

    449,2

    337,0

    8

    10,12

    487,7

    460,0

    9

    12,24

    492,4

    607,0

    10

    15,03

    654,2

    676,0

    11

    18,02

    653,7

    680,0

    12

    20,80

    747,1

    700-1000

    13

    22,18

    758,5

    700-1000

    (Kết quả nghiên cứu thực nhiệm tại Viện Chăn nuôi 1997)

     

    Thức ăn xanh gồm các rau mềm: xà lách, bắp cải, rau muống…

     

    Lưu ý: tuần đầu khối lượng sơ sinh có khả năng giảm đến 10 ngày, giai đoạn này dinh dưỡng chủ yếu là noãng hoàn, vì vậy nhu cầu thức ăn không quan trọng bằng nước uống. Cả giai đoạn cho ăn thức ăn tinh tự do. Có thể tập cho đà điểu ăn bằng cách để thức ăn lên ngón tay đưa và tầm mổ hoặc gõ nhẹ xuống máng ăn tạo sự chú ý của đà điểu con.

     

    Nguồn: Farmvina

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.