Kỹ thuật nuôi vịt biển - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật nuôi vịt biển

    Giống vịt biển 15 – Đại Xuyên được công nhận theo Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đây là giống vịt kiêm dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng, phát triển nhanh.

     

    Vịt có khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi được ở môi trường nước lợ, nước mặn nên có thể sống tại các vùng cửa sông, cửa biển và bãi biển. Chăn nuôi loài vịt này không cần vốn đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, khả năng tự săn mồi rất tốt. Bởi tính năng của nó thích nghi với nhiều loại môi trường nước nên thích nghi với biến đổi khí hậu.

     

    Vịt có thể nuôi theo các phương thức khác nhau như: nuôi nhốt trên khô không cần nước bơi lội, nuôi nhốt trong vườn cây, nuôi nhốt kết hợp cá – vịt, cá – lúa – vịt, lúa – vịt. Vịt biển có thịt nhiều, ít mỡ, thơm ngon; trứng to, vỏ dày, nhiều lòng đỏ, màu đỏ sậm hơn so với vịt nuôi nước ngọt.

    Đây là giống vịt kiêm dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng, phát triển nhanh.

     

    1. Chuồng trại và thiết bị:

     

    – Đối với quy mô nông hộ: cần phải nuôi nhốt và làm chuồng nuôi cách biệt với nhà ở.

     

    – Đối với chăn nuôi trang trại theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp: cần phải xây dựng chuồng trại biệt lập với khu dân cư, cách xa khu đô thị, đường giao thông, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện. Khu chăn nuôi phải có tường rào bao quanh, nên quy hoạch có vành đai an toàn, không nuôi chung giữa các loại gia súc và gia cầm. Xây dựng chuồng trại phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vịt: chuồng nuôi vịt con, chuồng nuôi vịt hậu bị, chuồng nuôi vịt sinh sản.

     

    Chuồng nuôi nên làm đơn giản không cần kiên cố nhưng phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không bị mưa hắt, nắng không chiếu vào ổ đẻ. Có thể làm bằng lưới, tre, lá hoặc làm chuồng sàn trên ao hồ. Nền chuồng có thể lát gạch, xi măng + cát không được lát gạch hoa và đánh bóng, có thể làm nền bằng cát. Sử dụng độn chuồng bằng trấu hoặc mùn cưa, rơm rạ băm nhỏ nhưng không bị hôi mốc.

     

    Thường xuyên bổ sung thêm chất độn chuồng để độn chuồng luôn khô, giữ cho vịt ấm chân và sạch lông; đối với chuồng nuôi vịt sinh sản lớp độn chuồng có độ dày phù hợp là 10 – 15cm.

     

    Trường hợp nuôi khô hoàn toàn không có diện tích chăn thả, nên có sân chơi gấp 3 lần diện tích chuồng nuôi. Sân chơi có thể lát gạch hoặc bê tông có độ dốc để thoát nước, dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng. Nếu vịt nuôi trên khô thì song song với chuồng là máng nước uống có tấm ngăn để tránh vịt vào bơi. Nếu sử dụng mương bơi phải thường xuyên thay nước.

     

    Giai đoạn vịt con: máng ăn có thể dùng máng tole hoặc mẹt tre, tấm nilông, hoặc xây gạch, bê tông để cho vịt ăn. Máng uống phải để hoặc xây ở ngoài sân chơi để tránh làm ướt chuồng nuôi. Trường hợp nuôi bán thâm canh phải chuẩn bị lưới hoặc cót để quây vịt lại.

     

    Giai đoạn sinh sản: phải chuẩn bị ổ đẻ cho vịt. Ổ đẻ có thể làm bằng gỗ kích thước 35 cm x 35 cm x 35 cm, hoặc làm bằng rơm cuộn tròn lại.

     

    Vịt có khả năng chống chịu dịch bệnh tốt, thích nghi được ở môi trường nước lợ, nước mặn.

     

    2. Thức ăn cho vịt: Có thể sử dụng gạo, thóc, bắp, tấm, cám, cá tép, cua, ốc, rau bèo… hoặc sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên, tuy nhiên nuôi vịt nên tận dụng các loại thức ăn mà địa phương sẵn có để hạ giá thành. Có thể thúc vịt đẻ bằng thức ăn hỗn hợp.

     

    3. Chăm sóc nuôi dưỡng

     

    Tốt nhất nên thực hiện cùng vào cùng ra đối với một trại hoặc cùng vào cùng ra theo dãy chuồng nuôi hoặc ô chuồng. Trong một dãy, ô chuồng nuôi chỉ nên nuôi một loại vịt và cùng lứa tuổi, nếu có lệch nhau thì không nên chênh lệch quá 1 tuần tuổi.

     

    Vịt biển mới nở có màu lông vàng nhạt, có phớt đen ở đầu và đuôi, vịt trưởng thành có màu lông cánh sẻ, cổ có khoang trắng, lông cánh màu xanh đen, mỏ và chân màu vàng nhạt, có con màu xám, tuổi đẻ vào khoảng 20 – 21 tuần tuổi, khối lượng vịt vào đẻ là 2,5 – 2,7 kg/con, năng suất trứng từ 240 – 245 quả/mái/năm, khối lượng trứng 80 – 85g.

     

    3.1.Giai đoạn vịt con: Trước khi đưa vịt xuống chuồng nuôi thì chuồng nuôi phải được sưởi ấm, phải đảm bảo không có gió lùa. Nhiệt độ chuồng nuôi khi vịt từ 1 – 3 ngày tuổi phải đạt 28 – 32oC, từ ngày tuổi thứ 4 trở đi mỗi ngày giảm 1oC cho tới khi đạt 25oC. Mỗi quây vịt con nhốt từ 50 – 100 con là phù hợp. Khi vịt con đi lại bình thường và tản đều trong quây hoặc trong chuồng là nhiệt độ chuồng nuôi đảm bảo.

     

    Trường hợp vịt tản ra xa nguồn nhiệt, há mỏ thở nhiều chứng tỏ nhiệt độ trong chuồng quá cao. Khi vịt con túm tụm lại một chỗ gần nguồn nhiệt chồng đống lên nhau thì khi đó nhiệt độ chuồng nuôi quá thấp. Khi vịt con nằm chụm lại một chỗ về một phía quây hoặc một phía chuồng là do chuồng nuôi bị gió lùa. Ở giai đoạn vịt con cần sử dụng bóng đèn, chụp sưởi để sưởi ấm cho vịt. Ở những nơi không có điện cần sưởi ấm vịt con bằng đèn dầu, bếp trấu, bếp than nhưng phải hạn chế khí CO2.

     

    – Từ tuần thứ 1 – tuần 2: thắp đèn sáng cả ngày đêm cho vịt, sau đó thời gian thắp sáng là 16 – 18 giờ/ngày. Cường độ ánh sáng cho vịt trong giai đoạn này là: Từ 1 – 10 ngày tuổi 3 w/m2; từ 11 – 28 ngày tuổi 1,5w/m2, ban ngày nên sử dụng ánh sáng tự nhiên. Ở những nơi không có điện cần thắp sáng bằng đèn dầu đảm bảo đủ ánh sáng để vịt đi lại ăn, uống, chống xô đàn và đè lên nhau gây tỷ lệ chết cao.

     

    * Thức ăn: Dùng thức ăn hỗn hợp dạng viên hoặc gạo nấu thành cơm và trộn với thức ăn giàu đạm cho vịt ăn; sau 2 tuần có thể cho vịt ăn tấm, bắp, cám gạo trộn với thức ăn đạm tươi như: Tôm, tép, cua, ốc, giun đất, và các loại côn trùng khác. Không nên sử dụng khô dầu đậu phộng trong khẩu phần ăn của vịt vì dễ bị nhiễm Aflatoxin, riêng bắp khi sử dụng cho vịt cần phải kiểm tra kỹ vì bắp rất dễ bị mốc. Trước khi cho vịt ăn phải dọn sạch máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi, thối và mốc, cho vịt ăn làm nhiều lần trong ngày để tránh rơi vãi và ôi chua, tách những con nhỏ cho ăn riêng để vịt phát triển đồng đều.

     

    * Nước uống: Khi nuôi vịt theo phương thức nuôi khô không có nước bơi lội, chỉ dùng nước cho vịt uống nhưng bản tính của vịt vẫn sử dụng nước uống để vẩy lên mình, cho nên lượng nước phải tăng gấp đôi so với nhu cầu nước uống và nước trong máng uống sẽ nhanh bẩn do vậy phải cấp đủ và thay nước thường xuyên để đảm bảo nước uống luôn sạch sẽ. Ở giai đoạn này máng ăn vẫn để trong chuồng nuôi còn máng uống bố trí ở sân chơi để tránh bị ướt chuồng. Máng uống nước không để quá xa nơi vịt ăn.

     

    – Đối với vịt nuôi làm giống cho sinh sản, khi nuôi hết 8 tuần tuổi tiến hành chọn để chuyển vào giai đoạn nuôi hậu bị, khi chọn căn cứ vào các yếu tố sau:

     

    + Ngoại hình: màu lông đặc trưng của giống, nhanh nhẹn, ngoại hình cân đối, chân thẳng, không vẹo đuôi, không gù lưng, mình thon, đầu nhỏ, cổ dài, thân hình tạo với mặt đất một góc càng lớn càng tốt. Khối lượng cơ thể: 0,7 – 0,8 kg/con. Đối với những con có khối lượng cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn nếu nuôi thì sau này cho năng suất không cao.

     

    3.2 Giai đoạn vịt hậu bị (từ 9 – 19 tuần tuổi)

     

    Từ 9 tuần tuổi đến trước khi vịt đẻ 5 tuần nên sử dụng ánh sáng tự nhiên. Sau đó tăng dần thời gian chiếu sáng cho vịt như sau: Trước khi đẻ 4 – 5 tuần đảm bảo thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày. Sau đó, mỗi tuần tăng 1 giờ cho tới khi đạt mức thời gian chiếu sáng 16 – 18 giờ/ngày.

     

    * Thức ăn: Giai đoạn hậu bị cho vịt ăn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Nếu cho ăn thêm rau xanh thì cho ăn rau xanh sau khi cho ăn thức ăn tinh. Trong giai đoạn này, để đảm bảo cho vịt có độ đồng đều cao về khối lượng nên định kỳ kiểm tra khối lượng vịt bằng cách cân để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, những con quá to hoặc quá nhỏ có thể nhốt riêng và cho ăn riêng.

     

    * Nước uống: nếu nuôi nhốt trên khô hoặc nuôi khô trong vườn thì cần phải cung cấp nước uống đầy đủ, thường xuyên, sạch sẽ. Nhu cầu nước uống cho vịt mỗi ngày là 0,5 – 0,6 lít/con.

     

    – Trước khi kết thúc giai đoạn vịt hậu bị 2 tuần tiến hành chọn lọc những con đạt tiêu chuẩn giống đưa vào nuôi sinh sản. Đối với quy mô nhỏ: nên chọn tỷ lệ vịt trống/mái là 1/5 – 1/6; Quy mô lớn: tỷ lệ vịt trống/mái là 1/6 – 1/7

     

    3.3 Giai đoạn sinh sản: Nhiệt độ thích hợp nhất đối với vịt đẻ là 16 – 24 oC và ẩm độ là 60 – 70%. Chuồng nuôi và ổ đẻ phải luôn khô ráo và sạch sẽ. Trong suốt giai đoạn vịt đẻ cần thời gian chiếu sáng mỗi ngày 16 – 18 giờ. Thời gian chiếu sáng không đảm bảo sẽ làm giảm năng suất trứng. Cường độ chiếu sáng là 5 w/m2.

     

    * Thức ăn: Chuyển từ thức ăn vịt hậu bị sang thức ăn vịt đẻ phải được tiến hành 2 tuần trước khi vịt đẻ, tăng lượng thức ăn lên 10%; khi vịt đẻ quả trứng đầu tiên tăng lượng thức ăn lên 15%; khi đẻ tăng dần lượng thức ăn sao cho 7 ngày sau trở đi vịt ăn tự do theo nhu cầu, phải đổ thức ăn làm nhiều lần trong ngày để thức ăn không bị tồn đọng ở máng ăn. Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, máng ăn phải để trong chuồng nuôi tránh mưa và sương làm mốc thức ăn, nếu nuôi nhốt trong vườn cây phải để máng ăn ở vị trí cố định, được che mưa, che nắng.

     

    * Nước uống: nhu cầu nước uống giai đoạn sinh sản từ 0,6 – 0,7 lít/con/ngày. Khi để máng uống ở ngoài chuồng nuôi vào mùa hè phải che máng uống, tránh để vịt uống nước nóng, thường xuyên thay nước uống cho vịt.
    Trong thời gian vịt đẻ cần loại bỏ những con vịt mái bị rụng lông ở cánh, ở đuôi quá sớm hoặc những con có màu mỏ và chân vàng hơn những con vịt mái đẻ khác vì đây là những con vịt cho năng suất kém. Thông thường, vịt đẻ tập trung vào thời gian 3 – 5 giờ hàng ngày. Vì vậy, trứng được thu nhặt từ 6 – 7 giờ sáng.

     

    Chuồng nuôi nên làm đơn giản không cần kiên cố nhưng phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, không bị mưa hắt, nắng không chiếu vào ổ đẻ.

     

    4. Phòng bệnh

     

    – Mặc dù được xem là vật nuôi có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, chịu đựng được một số bất lợi của môi trường sống, nhưng vịt biển vẫn mắc các bệnh như dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng, cúm gia cầm,… Do vậy, để phòng bệnh cho vịt chuồng trại phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi. Trước cửa chuồng nuôi phải có hố sát trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại vịt, nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi.

     

    – Máng ăn, máng uống, cót quây vịt…., phải được rửa sạch sau đó sát trùng. Để trống chuồng 7 – 15 ngày trước khi nhập vịt về nuôi. Vịt nhập về phải nuôi cách ly từ 15 – 20 ngày.

     

    – Độn chuồng: Độn chuồng bằng mùn cưa, trấu hoặc rơm rạ, cỏ khô cắt ngắn. Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất sát trùng (Formol (1 – 3 %), Crezil (3 – 5 %), ủ 01 ngày, sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng nuôi.

     

    – Định kỳ phun thuốc sát trùng tiêu độc chuồng trại 1 – 2 lần/tuần

     

    – Phải có lịch chủng ngừa vaccin phòng bệnh để tránh thiệt hại về kinh tế.

     

    Ths. Liễu Kiều

    Nguồn: Khuyến Nông TPHCM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.