Lâm Đồng nhanh chóng triển khai các biện pháp kỹ thuật lai tạo giống mới, mở rộng đồng cỏ và nhân rộng mô hình chăn nuôi công nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng đàn bò thịt cao sản địa phương có đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm bò thịt nhập khẩu, ngành nông nghiệp.
Đàn bò thịt cao sản, tập trung ở địa bàn 9 huyện trong tỉnh Lâm Đồng là: Đơn Dương, Đức Trọng, Đam Rông, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Trong 5 năm trở lại đây, ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân gần 19%; trong đó, chăn nuôi đàn trâu, bò chiếm tỷ trọng 20%. Tuy nhiên, trong khi nhu cầu phát triển đàn bò sữa tăng nhanh thì diện tích đồng cỏ thức ăn cho đàn bò thịt giảm dần, người nông dân đầu tư máy móc cơ giới thay cho sức kéo trâu, bò phục vụ sản xuất và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp ngày càng phổ biến, dẫn đến số lượng đàn bò thịt liên tục giảm bình quân mỗi năm 2,4%.
Qua đánh giá, mặc dù tình hình chăn nuôi bò thịt Lâm Đồng giảm đáng kể về số lượng, nhưng mặt khác người nông dân đang tập trung phát triển sản xuất theo hướng “chiều sâu chất lượng” và trên thực tế đã đạt tỷ lệ khoảng 60% giống bò lai cao sản Zêbu trên tổng đàn. Điều này còn cho thấy, đàn bò lai Zêbu đã chứng tỏ khả năng thích nghi với các môi trường sinh thái khác nhau của Lâm Đồng, và là nguồn “giống nền” mở ra triển vọng lai tạo với nhiều giống bò thịt cao sản khác như: Blanc Blue Begium (BBB), Red Angus, Droughmaster… Đến nay, quy mô chăn nuôi bò thịt cao sản ở Lâm Đồng đạt tiêu chí trang trại có 6 cơ sở; chiếm phần lớn số hộ gia đình nuôi từ 4 – 6 con; còn lại chiếm phần nhỏ số hộ gia đình nuôi phân tán, nhỏ lẻ…
Mục tiêu của Lâm Đồng đến năm 2020 nâng quy mô tổng đàn bò thịt lên 100.000 con; trong đó, chiếm 75% đàn bò lai cao sản Zêbu và 25% đàn bò lai cao sản các giống Red Angus, Droughmaster, Blanc Blue Begium (BBB)… Bước đi đầu tiên, từ nay đến tháng 12/2016, Lâm Đồng xây dựng 15 mô hình chăn nuôi với quy mô 10 con bò cái lai Zêbu/mô hình, triển khai thí điểm ở 4 huyện Đam Rông, Đức Trọng, Lâm Hà và Cát Tiên.
Lâm Đồng
- chất cấm li>
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- người chăn nuôi li> ul>
- Chăn nuôi Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn
- Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Biến ‘rác’ thành nguyên liệu
- Dê hơi giảm giá, giá heo hơi ở mức thấp, giá vịt thịt tăng cao
- Sản lượng thịt lợn của Anh tháng 2/2023 giảm
- Trứng gà ta rẻ hơn trứng gà công nghiệp
- Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Max2SLive vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn
- Vitalite Enery Chick
- Chuyển giao kỹ thuật nuôi vịt cho các hộ nghèo huyện Thường Xuân (Thanh Hóa)
- Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao
- Dự báo cung cầu ngô toàn cầu niên vụ 2022/23
Tin mới nhất
T4,29/03/2023
- Chăn nuôi Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn
- Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Biến ‘rác’ thành nguyên liệu
- Dê hơi giảm giá, giá heo hơi ở mức thấp, giá vịt thịt tăng cao
- Sản lượng thịt lợn của Anh tháng 2/2023 giảm
- Trứng gà ta rẻ hơn trứng gà công nghiệp
- Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Max2SLive vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn
- Vitalite Enery Chick
- Chuyển giao kỹ thuật nuôi vịt cho các hộ nghèo huyện Thường Xuân (Thanh Hóa)
- Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao
- Dự báo cung cầu ngô toàn cầu niên vụ 2022/23
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất