Với sự cần cù, chăm chỉ, quyết tâm vượt khó, ông Lê Văn Hương (46 tuổi, ở thôn Thủ Thiện Hạ, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn vay các nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện để phát triển chăn nuôi heo, dịch vụ cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Hương cho biết, trước đây, kinh tế gia đình ông chỉ phụ thuộc vào việc đi thuê đất trồng dưa hấu tại tỉnh Gia Lai, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Được Hội Nông dân xã, Tổ vay vốn và tiết kiệm thôn khuyến khích, tạo điều kiện, ông dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, rồi bàn với gia đình chuyển hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo thương phẩm và phát triển dịch vụ.
Ông Lê Văn Hương chăm sóc đàn heo tại khu chăn nuôi. Ảnh: C.HIẾU
Đầu năm 2019, ông Hương vay Ngân hàng CSXH huyện 80 triệu đồng mua 5 con heo nái, đầu tư xây dựng chuồng trại, hầm biogas, thức ăn chăn nuôi… Cùng với đó ông còn tìm đến các trang trại nuôi heo trên địa bàn huyện học hỏi kinh nghiệm; tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh… Từ những kiến thức có được, ông đã áp dụng các tiến bộ KHKT vào chăm sóc, nên đàn heo phát triển tốt và đạt số lượng lên tới 40 con heo, lớn nhỏ chỉ sau vài tháng nuôi.
Hiện tại, ông Hương duy trì nuôi theo hình thức gối đầu liên tục gần 30 con heo nái và heo thịt. Bình quân mỗi năm ông xuất bán ra thị trường trên 120 con heo thịt, thu lãi hơn 160 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn cung cấp heo giống cho nhiều hộ chăn nuôi ở trong huyện..
Mặt khác, nhằm nâng cao thu nhập, ông còn mạnh dạn vay thêm vốn của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư nuôi thêm 70 cặp chim bồ câu Pháp; mở cơ sở may gia công các sản phẩm áo, quần tại nhà, tạo việc làm cho 11 lao động, với thu nhập bình quân từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng…. Chỉ riêng phần này đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định hơn 150 triệu đồng/năm.
Không chỉ là tấm gương trong phát triển kinh tế, ông Hương còn tham gia nhiệt tình các hoạt động của thôn, xã, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, cách làm kinh tế hiệu quả, giúp nhau từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.
CHƯƠNG HIẾU
Nguồn: Báo Bình Định
- chan nuoi heo li> ul>
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
Tin mới nhất
T5,03/10/2024
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Dịch tả lợn châu Phi càn quét miền Bắc Italy
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Thị trường thịt bò các nước Nam Mỹ 7 tháng đầu năm 2024
- Ninh Thuận: Ngăn chặn và xử lý khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 02/10/2024
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất