Giá cả chăn nuôi biến động thất thường, do đó không ít hộ đầu tư chăn nuôi quy mô theo hình thức công nghiệp bị thua lỗ nặng. Nhận thấy chăn nuôi theo phương thức truyền thống, cung cấp thực phẩm an toàn đang là thị trường tiềm năng, nhiều hộ đã quay lại hình thức chăn nuôi này.
Bỏ chăn nuôi công nghiệp, nhiều hộ quay về chăn nuôi truyền thống.
Trang trại của gia đình bà Trần Thị Ngà ở đội 8, xã Quang Kim (Bát Xát, Lào Cai) có diện tích hơn 5 ha gồm rừng – ao – chuồng. Trước đây, gia đình bà Ngà đầu tư tiền tỷ để xây dựng chuồng chăn nuôi (gà, lợn, cá) theo hình thức công nghiệp, ban đầu cũng có lãi, nhưng về sau lãi không đủ trả nợ thì lỗ ập đến. Một thời gian kinh tế gia đình bà rất bấp bênh, do giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng nhanh, nếu hạch toán chi phí thì lỗ vẫn hoàn lỗ. Không biết bao lần bà đắn đo suy nghĩ tiếp tục chăn nuôi hay dừng lại, nếu dừng lại thì không thể trả hết số nợ, nhưng tiếp tục thì giá cả không ổn định, cuối cùng bà Ngà quyết định chuyển sang chăn nuôi theo phương thức truyền thống. Hằng ngày, bà Ngà tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên như cỏ, lá sắn, lá mía cho cá ăn. Cá tuy lớn chậm nhưng chất lượng thịt thơm, ngon, bán giá cao. Từ nuôi gia cầm số lượng lớn, đến nay, gia đình bà Ngà thu hẹp quy mô đàn, hiện nay đàn gia cầm của gia đình chỉ còn khoảng 200 con. Thức ăn cho đàn gia cầm cũng chỉ là ngô, lúa, không sử dụng thức ăn công nghiệp. Mỗi ngày, gia đình bà thu hơn 30 quả trứng. Theo bà Ngà, chăn nuôi theo phương thức truyền thống tuy sản lượng không cao, nhưng giá cả ổn định, bên cạnh đó, còn phục vụ nhu cầu hằng ngày của gia đình.
Bỏ giấc mơ tiền tỷ, gia đình ông Nguyễn Văn Xuân, xã Sơn Hải (Bảo Thắng) cũng không còn mặn mà với chăn nuôi quy mô lớn theo hình thức công nghiệp mà chuyển sang nuôi lợn ăn bỗng rượu, gà “chạy bộ”. Ông Xuân chia sẻ: Chăn nuôi công nghiệp biến động thất thường, cần vốn nhiều, giá bán có lúc “rẻ như cho” mà giá thức ăn thì ngày một leo thang. Không thể kiên trì ôm giấc mơ lãi bạc tỷ, ông Xuân chọn hướng chăn nuôi nhỏ mà ổn định. Theo ông Xuân, gà thả vườn của gia đình được bán với giá 100.000 đồng/kg, còn đàn lợn thì được người quen giới thiệu, nên tiêu thụ nhanh mà giá tương đối ổn định. Nhờ đó, mỗi năm gia đình ông lãi gần 100 triệu đồng.
Bà Ngà tận dụng thức ăn tự nhiên để nuôi cá.
Hoạt động chăn nuôi phụ thuộc vào thị trường, may mắn thì có lãi, nhưng tỷ lệ thua lỗ cũng rất cao. Niềm vui của người chăn nuôi chưa được bao lâu khi giá cả có dấu hiệu khởi sắc, thì ngay đầu năm nay, giá lợn, gà công nghiệp lại kéo xuống “rẻ như cho”. Nhiều hộ đầu tư quy mô lớn chưa kịp thu hồi vốn, thì đã thua lỗ nặng. Lỗ – lãi thất thường, người chăn nuôi lại tìm về sự ổn định từ phương thức truyền thống, thu hẹp quy mô, tìm nguồn thức ăn đảm bảo.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: Các hộ chăn nuôi hiện đang dựa vào nhu cầu của thị trường để lựa chọn hình thức chăn nuôi phù hợp, trong đó, nhiều hộ chuyển sang chăn nuôi truyền thống. Từ xu hướng này, Lào Cai xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi cho thu nhập ổn định. Tuy nhiên, quy mô của hình thức chăn nuôi này vẫn còn nhỏ lẻ.
Chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn không còn là giải pháp làm giàu duy nhất cho nông dân. Hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn đang đem đến nhiều cơ hội cho những gia đình chăn nuôi theo hình thức truyền thống. Nhờ nắm được nhu cầu của thị trường, nhiều hộ chăn nuôi truyền thống đang có nguồn thu ổn định trong khi chăn nuôi công nghiệp tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.
Vân Thảo
Nguồn: Báo Lào Cai
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gia súc li>
- dự báo giá lợn li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất