Lễ hội rước “ông lợn’ làng La Phù… - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Lễ hội rước “ông lợn’ làng La Phù…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đến hẹn lại lên, cứ ngày 13 tháng Giêng hằng năm, người dân làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại mở hội rước “ông lợn” thu hút hàng nghìn du khách đến tham dự.

     

    Theo truyền thống lâu đời, hội là dịp tưởng nhớ Tĩnh Quốc, vị anh hùng của làng La Phù dưới thời Hùng Vương, mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và gọi ông là Thành Hoàng.

     

    Lợn được dâng tế do các xóm tuyển chọn và nuôi dưỡng chu đáo từ hàng năm trước. Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn một con duy nhất và đó phải là con lợn to béo, chăm sóc cẩn thận, sạch sẽ và tắm rửa hàng ngày.

     

    Sau đó, nhưng con lợn này sẽ được đưa đến nhà các ông Đám (gia đình đăng cai tổ chức rước lợn cho xóm đó) rồi được làm thịt, trang trí đẹp và đưa lên kiệu đợi giờ đẹp để rước ra đình làm lễ dâng tế.

     

    Năm nay , từ 10 xóm của làng La Phù đã chọn ra được 17 “ông lợn” đạt tiêu chuẩn để tham dự. Đây là những ông lợn được ” nặng từ 200 – 300 kg được chăm sóc đặc biệt đó rước vào đình làng tế thần tại lễ hội làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội).

    1. Trước khi làm lễ rước, lợn được đem đi thịt rồi trang trí lên một lớp phủ bằng mỡ của chính con lợn đó.

    Lễ hội rước “ông lợn’ làng La Phù…

    2. Từ 17h ngày 20/2/2018, các con hẻm trong La Phù đã rộn ràng tiếng cồng chiêng, tiếng trống đến từ các đoàn múa lân, xiếc trong xã. 

    3. 18h đoàn rước bắt đầu. Nhiều cụ ông, cụ bà xúng xính trong bộ quần áo đầy màu sắc đi dự lễ hội. Đối với nhiều người, mỗi lần lễ hội rước lợn diễn ra đều có cảm xúc khác nhau.

    4. Đi đầu từng xóm là 2 lá cờ đại rồi đối chiêng rống, phường bát âm. Theo sau là bàn độc với đủ đồ thờ như cây đèn ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút.

    5. Kiệu rước lợn của thôn Quyết Tiến tiến vào đình. Năm nay các “chú ỉn” đều nặng từ 200 – 300 kg.

    6. Tất cả các sản phẩm đều được trang trí bằng nhiều màu sắc.

    7. Những tiết mục múa, văn nghệ diễn ra khắp mọi nơi khiến không khí trở nên rộn ràng. 

    8. Gần đến giờ làm lễ tế trong đình, dòng người đổ về khu vực này ngày càng đông đúc.

    10. Nhiều người ngồi hai bên đình làng hàng giờ đồng hồ để xí chỗ, đợi giờ rước lợn.

    11. Lễ được chuyển vào trong đình trước sự chứng kiến của trưởng lão và đông đảo người dân.

    12. Do lợn nặng 200 kg đến 300kg nên việc di chuyển khá khó khăn.

    13. Đối với nhiều thanh niên rước kiệu, được tham gia vào đội hình lễ đem lại nhiều may mắn, sung túc trong cả năm.

    14. Năm nay, 6 xóm được chọn sẽ rước “ông lợn” vào phía sâu trong cung chính. Các xóm khác đặt ở gian ngoài.

    15. Dân làng dù đã quen với nghi lễ này nhưng vẫn háo hức được tận mắt chiêm ngưỡng các “ông lợn” tiến vào đình.

    16. Khi vào đến cung cấm, không ai được vào bên trong. 0h đêm ngày 14 bắt đầu nghi thức tế lễ và đến 6h sáng tiến hành nghi thức xẻ lộc cho tất cả các hộ trong làng.

     

    LÊ HIẾU

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.