[Tạp chí chăn nuôi Việt Nam] – Quy mô thị trường vaccine động vật toàn cầu được định giá gần 14 tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng gần 10% cho giai đoạn 2024 – 2030. Đây là thị trường nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp nghiên cứu và sản xuất vaccine của Việt Nam.
Đó là thông tin được bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) chia sẻ tại Diễn đàn “Ứng dụng tiến bộ mới trong lĩnh vực vaccine thú y tại Việt Nam” do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Thú y, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cùng các đơn vị liên quan tổ chức ngày 28/12/2024, tại Hà Nội.
Chủ trì diễn đàn từ trái sang, TS. Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT), nhà báo Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: NNVN)
Thị trường vaccine thế giới còn nhiềm tiềm năng
Phát biểu tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT), nhấn mạnh rằng vaccine không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh cho con người mà còn là yếu tố then chốt trong việc kiểm soát và bảo vệ vật nuôi trước các biến thể dịch bệnh phức tạp hiện nay.
Bà khẳng định rằng việc kiểm soát dịch bệnh trong chuồng trại và đàn vật nuôi cần được thực hiện chặt chẽ, với sự bảo vệ nghiêm ngặt, trong đó vaccine là một trong những giải pháp hiệu quả nhất giúp giảm thiểu thiệt hại, đồng thời đảm bảo sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn về an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Sử dụng vaccine không chỉ góp phần phòng chống bệnh truyền nhiễm mà còn hỗ trợ quy trình chăn nuôi an toàn và bền vững.
Trải qua chặng đường dài, ngành công nghiệp vaccine thế giới đã được cải tiến nhiều với các loại vaccine đa giá, tiểu đơn vị, tái tổ hợp, DNA, giải độc tố…. Tại Việt Nam, ngành thú y có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học nhằm sản xuất vaccinethế hệ mới; đã sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) năm 2012); vaccine phòng bệnh tai xanh từ năm 2015; vaccine lở mồm long móng từ năm 2018; vaccine phòng bệnh dại từ năm 2019 và gần đây nhất là vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi (NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE) năm 2022. Đây là thành tựu của Việt Nam được thế giới công nhận.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT)
Theo bà Thủy, thị trường vaccine thế giới còn rất nhiều tiềm năng, bởi dự báo, các đợt bùng phát dịch bệnh trên động vật có xu hướng gia tăng; tổng đàn gia súc, gia cầm ngày càng lớn để phục vụ nhu cầu protein đông vật; suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, toàn cầu hóa thương mại và du lịch cũng diễn ra mạnh mẽ…Vì vậy, vai trò của vaccine động vật ngày càng quan trọng, giúp bảo vệ đàn gia súc, đảm bảo an ninh protein…
Bà Thủy cũng cho rằng, ngành chăn nuôi đồng hành với ngành công nghiệp vaccine, thúc đẩy cho công nghệ sản xuất vaccine đổi mới, phát triển. Xu hướng đổi mới công nghệ của ngành vaccine là sử dụng kỹ thuật di truyền, chỉnh sửa gen tạo nên các vaccine có độ an toàn cao hơn, hiệu lực tốt hơn, không để lại mầm sống, điển hình là vaccine tái tổ hợp đã chứng minh được hiệu quả trong thời gian vừa qua…
Theo TS. Nguyễn Văn Long – Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), cho biết, hiện nay, ở nước ta vẫn tồn tại hai căn bệnh được đặc biệt quan tâm là lở mồm long móng (LMLM) và bệnh dại trên chó mèo. Trong năm 2024, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp khi số ca mắc LMLM có xu hướng gia tăng, trong khi bệnh tai xanh cũng tái phát tại một số khu vực.
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh hiện ở mức cao, do sự tồn tại của mầm bệnh, hoạt động vận chuyển trái phép động vật, giết mổ không đảm bảo vệ sinh, và những biến đổi bất lợi của khí hậu. Mặc dù chăn nuôi an toàn sinh học được khuyến khích, nhưng việc áp dụng vẫn còn hạn chế, cùng với tỷ lệ tiêm phòng chưa đạt yêu cầu, đặc biệt là đối với bệnh dại. Thêm vào đó, tâm lý chủ quan trong công tác phòng chống dịch bệnh đang là vấn đề đáng lo ngại.
12 cơ sở sản xuất vaccine thú y của Việt Nam sản xuất được 218 loại vaccine, trị giá 30 triệu USD
ThS. Lê Toàn Thắng,Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y Cục Thú y
Tại diễn đàn, theo ThS. Lê Toàn Thắng,Trưởng phòng Quản lý thuốc thú y, Cục Thú y cho biết, Việt Nam, có 92 cơ sở sản xuất thuốc thú y đạt GMP-WHO, trong đó 12 cơ sở sản xuất vaccine thú y, mức đầu tư khoảng 30-40 triệu USD/nhà máy (VAKSINDO; HANVET; NAVETCO; DABACO,…).
Các phòng thí nghiệm của Cục Thú y đạt ATSH cấp độ 2 trở lên, trong đó có 2 phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp III. Tổng ngành Thú y có 07 phòng thí nghiệm ATSH cấp III.
12 doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine cho động vật đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, với tổng số 218 loại vaccine năm 2024, giá trị khoảng 30 triệu USD.
Năm 2024, Việt Nam có tổng số 218 loại vaccine (tăng 09 loại vaccine so với năm 2023) đăng ký lưu hành tại Việt Nam, đã sản xuất được một số loại vaccine phòng bệnh quan trọng như: Cúm gia cầm (Navet-Vifluvac) từ năm 2012); vaccine phòng bệnh Tai xanh từ năm 2015; vaccine Lở mồm long móng từ năm 2018; vaccine Dại từ năm 2019; vaccine Dịch tả lợn Châu Phi (NAVET-ASFVAC và AVAC ASF LIVE) năm 2022.
Hiện nay, đội ngũ nghiên cứu, sản xuất vaccine, khoảng 1000 người từ các cơ quan đầu ngành Bộ NN&PTNT, Cục, Viện, Hiệp hội, Doanh nghiệp.
Việt Nam cũng hợp tác quốc tế, chuyển giao KHCN với các nước hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật, Úc, Hàn Quốc, Trung Quốc…. với những công nghệ tiến nhất; hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức như FAO, WOAH, các đối tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, CDC, các Phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế đối với các bệnh nguy hiểm trên động vật như: CGC, LMLM, Tai xanh ASF, Dại).
Ở trong nước, các đơn vị như Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Thú y triển khai các giám sát vi rút gây bệnh, phân tích đặc tính, giải trình tự gene của các chủng vi rút lưu hành, chia sẻ kết quả, lựa chọn chủng giống thực địa cho công tác đánh giá hiệu lực vaccine hiện hành…
Ông Lê Toàn Thắng cũng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng trong hợp tác, nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ trong sản xuất vaccine thú y thế hệ mới, an toàn, hiệu quả. Ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm vaccine thú y phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh khẩn cấp, dịch bệnh mới nổi. Cùng với đó, nhập khẩu vaccine thú y theo nhu cầu của các nhà chăn nuôi, doanh nghiệp để phòng chống dịch bệnh trên động vật của Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vaccine thú y của Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm vaccine thú y đến các nước trong khu vực và quốc tế.
Cũng tại hội thảo, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu vaccine đã có các bài trình bày về công nghệ sản xuất và sản phẩm vaccine đến các đại biểu:
Ông Nguyễn Thanh Ba, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vaccine, sinh phẩm, Công ty HANVET, trình bày về công nghệ sản xuất vaccine phòng bệnh dại chó, mèo (Rabiva) và hiệu quả phòng bệnh tại các địa phương.
Ông Cao Văn Quang, Quản lý kỹ thuật Miền Bắc công ty Olmix Asialand Việt Nam trình bày về vaccine công nghệ Vaxxitek trong phòng chống hiệu quả 3 bệnh nguy hiểm, phổ biến trên gia cầm.
TS. Nguyễn Văn Điệp,Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam, trình bày những kết quả từ thực địa của vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi AVAC ASF LIVE.
Ông Trần Anh Hoạt, Phó Giám đốc Công ty CP Kinh doanh Thuốc thú y Amavet, trình bày về Phòng chống bệnh Lở mồm long móng tại Việt Nam
Ông Trịnh Quang Đại, Giám đốc điều hành Nhà máy vaccine Công ty CP Thuốc thú y Trung Ương 5 (Fivevet) giới thiệu công nghệ sản xuất vaccine cúm gia cầm thế hệ mới tại Việt Nam
Trần My – Hà Ngân
Năm 2024, Việt Nam chi 90 triệu USD để nhập khẩu vaccine
Cục Thú y, năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 340 loại vaccine có giá trị ~90 triệu USD. Các vaccine nhập khẩu từ 25 nước bao gồm: Argentina, Brazil, Canada, Czech Republic, China, France, Germany, Holland, Hungary, India, Indonesia, Israel, Italia, Japan, Korea, Malaysia, Mexico, Na Uy, Russia, Singapore, Spain, Taiwan, Switzerland, Hoa Kỳ…).
Trong đó, vaccine cho gia súc: 85 sản phẩm với giá trị ~60 triệu USD; vaccine cho gia cầm: 255 sản phẩm với giá trị ~26 triệu USD.
Tình hình sản xuất, nhập khẩu một số vaccine quan trọng năm 2024 như sau:
Vaccine phòng bệnh Cúm gia cầm: 739 triệu liều (sản xuất: 191 triệu liều; nhập khẩu: 548 triệu liều).
Vaccine phòng bệnh LMLM: 46,4 triệu liều (sản xuất: 1,4 triệu liều; nhập khẩu: 45 triệu liều).
Vaccine phòng bệnh Dại: 5,3 triệu liều (sản xuất: 1,6 triệu liều; nhập khẩu: 3,7 triệu liều).
Vaccine phòng bệnh Tai xanh: 34,5 triệu liều (sản xuất: 3,5 triệu liều; nhập khẩu:31 triệu liều).
Vaccine phòng bệnh VDNC: trên 1,9 triệu liều (sản xuất: 115 nghìn liều; nhập khẩu: 1,8 triệu liều).
Với vaccine ASF, tổng cộng đến nay, các doanh nghiệp đã sản xuất và cung ứng ra thị trường 5,9 triệu liều vaccine phòng bệnh ASF, cụ thể:
Công ty Navetco đã sản xuất 2,2 triệu liều vaccine ASF, trong đó cung ứng trong nước gần 700.000 liều và xuất khẩu là 7.000 liều. Hiện nay, còn trong kho hơn 300 nghìn liều và đang dự kiến sản xuất khoảng 150 nghìn liều;
Công ty AVAC đã sản xuất trên 3,7 triệu liều , trong đó cung ứng trong nước hơn 2,9 triệu liều, xuất khẩu trên 460.000 liều. Hiện nay, còn trong kho khoảng 33 nghìn liều và đang dự kiến sản xuất 150 nghìn liều.
- Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Năm Tỵ về Vĩnh Sơn xem nuôi rắn
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên – “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Sau dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Covid – 19: Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần làm gì?
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
Tin mới nhất
CN,26/01/2025
- Hòa Phát lãi sau thuế 12.020 tỷ đồng năm 2024
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Năm Tỵ về Vĩnh Sơn xem nuôi rắn
- AChaupharm: Giải mã bệnh CRD trên gia cầm
- Premier Tech: Thúc đẩy ngành chăn nuôi Việt Nam tiến lên – “Năm mới – Tầm nhìn mới”
- Sau dịch tả lợn châu Phi (ASF) và Covid – 19: Ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần làm gì?
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- Điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2024
- Inforgraphics toàn cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2024
- Chiến lược dinh dưỡng để duy trì năng suất cao cho gia súc và gia cầm trong mùa lạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất