Tạo niềm tin cho người tiêu dùng và đảm bảo phòng chống dịch tốt nhất, Long An đã kiên quyết không cho lợn không rõ nguồn gốc được vào các lò mổ trên địa bàn. Theo bà Đinh Thị Phương Khanh, PGĐ Sở NN-PTNT Long An, giá lợn hơi giảm mạnh là do người tiêu dùng, nhất là người dân TP.HCM, giảm tiêu thụ thịt lợn bởi nỗi lo ngại không đúng về dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).
Lợn ở Long An và các tỉnh lân cận (tập trung về Long An để giết mổ rồi đưa về TP.HCM), một phần được tiêu thụ nội tỉnh, phần lớn còn lại đưa về 2 chợ đầu mối của TP.HCM là Bình Điền và Hóc Môn vào lúc bình thường là khoảng 2.500 – 3.000 con mỗi ngày đêm. Nếu như lượng lợn tiêu thụ nội tỉnh vẫn đang khá ổn định, thì lượng lợn đưa về TP.HCM lại giảm mạnh, tới 30 – 40%.
Đầu tháng 3, UBND tỉnh Long An đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh.
Kinh doanh thịt lợn tại chợ đầu mối TP.HCM (Ảnh: Nguyễn Thủy)
Sở NN-PTNT được giao nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp tỉnh và hướng dẫn cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp huyện; thành lập đoàn công tác các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để tổ chức phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại tuyến cơ sở.
Sở NN-PTNT cũng được giao tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời kiểm dịch lợn nội tỉnh và xác nhận thông tin nguồn gốc động vật; thành lập các đội phản ứng nhanh, liên ngành để hỗ trợ kịp thời các huyện, thị xã và thành phố khi cần thiết…
Các sở, ngành có liên quan cũng được giao nhiệm vụ cụ thể trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Bà Khanh cho biết, các cơ quan chức năng của tỉnh Long An đã bố trí lực lượng kiểm soát ở các chốt kiểm dịch, các điểm trung chuyển, lò giết mổ 24/24 giờ. Những thương lái đi thu mua lợn được yêu cầu phải có xác nhận nguồn gốc từ các trang trại, hộ chăn nuôi. Những con lợn không rõ nguồn gốc, dứt khoát không cho đưa vào lò mổ.
Về công tác tuyên truyền, Long An đã tổ chức thông tin thường xuyên trên các báo đài địa phương về tình hình, diễn biến của DTLCP. Nếu như trước đây, chỉ tập trung tuyên truyền cho người chăn nuôi cách phòng chống dịch bệnh, thì hiện nay đã tuyên truyền cho cả người tiêu dùng hãy yên tâm sử dụng thịt lợn từ những điểm bán đảm bảo ATTP, có nguồn gốc rõ ràng.
Ghi nhận sơ bộ của Sở NN-PTNT Long An cho thấy, lượng thịt lợn tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh này đang tăng lên trong những ngày qua.
Thanh Sơn
Nguồn: nongnghiep.vn
Người tiêu dùng đã yên tâm hơn
Theo Bộ Công Thương, do nhiều người tiêu dùng đã yên tâm hơn với DTLCP và quay trở lại sử dụng thịt lợn, giá lợn hơi tại Long An cũng như nhiều tỉnh, thành khác ở Nam Bộ đã tăng trở lại với mức tăng đáng kể. Giá lợn hơi tại Long An vào khoảng 44.000 – 45.000 đồng/kg. Bình Phước và Bà Rịa – Vũng Tàu, giá từ 35.000 – 37.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh, Bến Tre… giá từ 38.000 – 41.000 đồng/kg. Các tỉnh, thành còn lại giá từ 42.000 – 45.000 đồng/kg.
- nguồn gốc thịt heo li>
- quản lý giết mổ li>
- lò mổ li> ul>
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
Tin mới nhất
T5,19/06/2025
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Ký sinh trùng đường máu và những mối nguy trên gia súc
- ANGROPHIN: Thảo dược tự nhiên kháng virus, tăng đề kháng cho vật nuôi
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lai ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất